»

Chủ nhật, 24/11/2024, 02:26:28 AM (GMT+7)

Ấm nóng toàn cầu đe dọa sinh vật nhiệt đới

(00:19:50 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Hiện tượng trái đất ấm dần lên là mối đe dọa lớn nhất đối với các loài sinh vật ở vùng nhiệt đới. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học California và Washington (Mỹ) đưa ra kết luận này.

Hiện tượng trái đất ấm dần lên là mối đe dọa lớn nhất đối với các loài sinh vật ở vùng nhiệt đới. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học California và Washington (Mỹ) đưa ra kết luận này.

 

Theo các nhà khoa học, do đặc tính quen sống tại khu vực có sự thay đổi nhiệt độ tương đối nhỏ, các loài nhiệt đới không thể thích ứng với việc nhiệt độ môi trường tăng, dù chỉ là vài độ.

 

Bởi cũng giống con người, chức năng sinh lý của các loài nhiệt đới và môi trường sống có mối liên hệ khăng khít với nhau.

 

Khi chúng sống trong điều kiện nhiệt độ phù hợp, nhiệt độ giúp chúng phát triển tốt. Song khi nhiệt độ của môi trường sống tăng lên, sự sinh sôi của các loài nhiệt đới sẽ giảm đi nhanh chóng.

 

Mặc dù mối lo ngại về tình trạng biến đổi khí hậu tập trung vào sự sống của các loài sinh vật ở hai cực trái đất, nhưng theo các nhà khoa học trên, những sinh vật ở những vùng này, vốn đã quen sống trong môi trường có sự biến động lớn về nhiệt độ nên hoàn toàn có thể biến đổi để thích nghi với môi trường sống.

 

Trong khi đó, các số liệu cho thấy các loài sinh vật nhiệt đới cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ môi trường sống, điều này có nghĩa môi trường sống hiện tại của chúng là gần đạt mức lý tưởng và bất kỳ sự tăng nhiệt độ nào cũng sẽ là thảm họa đối với chúng...

 

Hồ Baikal đang tăng nhanh nhiệt độ

 

Theo các nhà khoa học Nga và Mỹ, nhiệt độ tại hồ Baikal - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nằm tại vùng Siberia lạnh giá - đang tăng nhanh, cho thấy khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng toàn cầu ấm lên.

 

Theo Global Change Biology, các nhà khoa học cho biết tình trạng ấm lên tại hồ nước khổng lồ này là "dấu hiệu rõ ràng cho thấy thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến cả những ngóc ngách xa xôi nhất của trái đất".

 

Cụ thể, nhiệt độ tại hồ này đã tăng 1,21 độ C kể từ năm 1946 do thay đổi khí hậu, tăng nhanh gấp ba lần nhiệt độ không khí toàn cầu.

 

Và đây là là tin xấu đối với hệ động vật nơi đây, với nhiều loài có thể đứng bên bờ vực tuyệt chủng.

 

Với tính đa dạng sinh học không nơi nào sánh kịp, hồ Baikal là nơi sinh sống của 2.500 loài thực vật và động vật, đa số là loài đặc hữu không thể tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới.

 

Hồ này chiếm 20 phần trăm lượng nước ngọt của thế giới. Nó còn là hồ sâu nhất thế giới và cũng là hồ có tuổi thọ cao nhất: 25 triệu năm.

 

(Theo các báo)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ấm nóng toàn cầu đe dọa sinh vật nhiệt đới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI