»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:19:45 AM (GMT+7)

Ấm nóng toàn cầu có thể làm chậm hồi phục tầng ozone

(00:18:56 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Lượng khí nhà kính tăng lên có thể làm chậm, thậm chí trì hoãn vô thời hạn sự hồi phục của tầng ozone ở một số vùng trên trái đất, một nghiên cứu mới đưa ra. Biến đổi này có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

Lỗ thủng ozone gần Nam Cực năm 2003. Quan sát Nam Cực từ vệ tinh TOMS (Bản đồ quang phổ kế tổng lượng ozone) của NASA. Màu xanh biển và xanh lá cây biểu thị tương đối lượng ozone lớn. Màu đỏ và vàng đánh dấu “lỗ thủng ozone”, một vùng ozone bị suy giảm.

Lượng khí nhà kính tăng lên có thể làm chậm, thậm chí trì hoãn vô thời hạn sự hồi phục của tầng ozone ở một số vùng trên trái đất, một nghiên cứu mới đưa ra. Biến đổi này có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

 

Nhà khoa học khí quyển của Đại học Johns Hopkins thuộc Baltimore, Darryn W. Waugh, và các cộng sự của ông tuyên bố biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều biến đổi trong lưu thông không khí ở tầng bình lưu thấp vùng nhiệt đới và phía nam vĩ độ trung bình - một vùng của trái đất gồm Australia và Brazil.

 

Những thay đổi của lưu thông sẽ làm cho mức độ ozone tại các vùng này không bao giờ quay trở lại được mức độ đã có trước khi sự suy giảm bắt đầu, thậm chí sau khi các chất phá huỷ ozone được lấy hết khỏi khí quyển.

 

“Ấm nóng toàn cầu gây ra những biến đổi về tốc độ không khí được lưu thông vào và trong tầng bình lưu thấp [ở vùng nhiệt đới và phía nam vĩ độ trung bình] “, Waugh nói. “Tầng bình lưu thấp hút không khí vào trong nhanh hơn, vì vậy ít ozone được hình thành”.

 

Ông và nhóm nghiên cứu công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nghiên cứu Địa Vật lý (Geophysical Research Letters).

 

Dan Lubin, một nhà khoa học khí quyển, nghiên cứu mối quan hệ giữa sự suy giảm ozone với những biến đổi của bức xạ tử ngoại tới trái đất, nói phát hiện của Waugh có thể báo trước những rủi ro của dân sống ở vùng nhiệt đới và phía nam vĩ độ trung bình.

Nếu như mức độ ozone không bao giờ quay lại mức trước năm 1960 ở các khu vực trên, “nguy cơ ung thư da của người da trắng sống tại những quốc gia như Australia và NewZealand - và có thể ở cả Chile và Argentina trong thế kỷ 21 - sẽ lớn hơn so với thế kỷ 20”, Lubin - thuộc Cơ quan Hải dương học ở La Jolla, Calif - nói.

 

Ozone là khí tồn tại tự nhiên trong khí quyển và hấp thu bức xạ tử ngoại từ mặt trời có thể gây tác hại tới sự sống - nguyên nhân gây ung thư da ở người.

 

Phần tử bảo vệ này đã bị suy giảm trong khí quyển từ những năm 1970 do sự tăng lên của hiện tượng ngưng kết trong khí quyển bởi các chất con người thải ra (hầu hết là hợp chất chlorofluorocarbon và bromoflurocarbon) phá huỷ ozone.

 

Kể từ cuối những năm 1980, hầu hết các quốc gia đều tham gia vào Nghị định thư Montreal, một hiệp ước quốc tế về cắt giảm phát thải các chất phá huỷ ozone.

 

Các nhà nghiên cứu của Trạm Vũ trụ Bay Goddard NASA ở Greenbelt, Md. đã cộng tác với Waugh trong nghiên cứu mới này.

 

Nhóm dự báo những ảnh hưởng tới sự hồi phục ozone bằng những mô phỏng sử dụng mô hình điện tử - Hệ thông Quan sát Trái đất Goddard - Mô hình Hoá học - Khí hậu (GEOS- CCM).

 

Không phải tất cả các khu vực đều phải đối mặt với khả năng tồi tệ nhất trong quá trình hồi phục ozone như kết quả của biên đổi khí hậu, các nhà khoa học nhận thấy.

 

Ở các vùng cực và phía bắc vĩ độ trung bình, phục hồi ozone trong tầng bình lưu thấp sẽ chịu ít tác động của khí nhà kính tăng lên, những dự đoán của họ cho hay.

 

Thực vậy, ở tầng bình lưu cao, biến đổi khí hậu gây ra sự giảm nhiệt độ làm chậm một số phản ứng hoá học phá huỷ ozone. Vì vậy, việc hồi phục có thể đạt được trong tầng khí quyển đó sớm hơn dự báo, thậm chí nhiều thập kỷ trước khi loại bỏ các chất khí phá huỷ ozone.

 

Trong khi các nhà khoa học còn nhiều nghi ngờ biến đổi khí hậu có thể làm  biến đổi các động thái của sự khôi phục tầng ozone, nhóm của Waugh lần đầu tiên đánh giá tác động của khí nhà kính tăng đối với sự hồi phục ozone của vùng.

 

Waugh nói nghiên cứu của ông sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân chính xác của những biến đổi ozone.

 

“Ozone sẽ biến đổi để phản ứng lại với những chất phá huỷ ozone và khí nhà kính”, Waugh nói, “Nếu bạn không tính đến biến đổi khí hậu khi nghiên cứu dữ liệu về hồi phục ozone, bạn có thể gặp vấn đề không rõ ràng”.  

 

Thu Hằng (theo Sciencedaily.com)

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ấm nóng toàn cầu có thể làm chậm hồi phục tầng ozone

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI