»

Chủ nhật, 24/11/2024, 03:27:16 AM (GMT+7)

2007- Một trong những năm nóng nhất

(00:20:25 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Theo các nhà khoa học, 2007 là một trong những năm nóng nhất kể từ năm 1850, dù đã có những tác động của hiện tượng lạnh đi do ảnh hưởng của La Nina.

 

Theo các nhà khoa học, 2007 là một trong những năm nóng nhất kể từ năm 1850, dù đã có những tác động của hiện tượng lạnh đi do ảnh hưởng của La Nina.

 

Theo BBC News, Trung tâm Hadley và Đại học East Anglia của Anh kết luận, xét trên quy mô toàn cầu, 2007 là năm nóng thứ bảy kể từ 1850. Tuy nhiên, đối với riêng khu vực bán cầu bắc, 2007 là năm ấm nhất ghi nhận được.

 

Kể từ khi con người bắt đầu ghi lại các số liệu về thời tiết trên toàn cầu từ 127 năm trước đây,  2007 trở thành năm nóng nhất ở Bắc bán cầu.

 

Theo báo chí nước ngoài, yếu tố tác động mạnh nhất đến những thay đổi khí hậu bất thường dự báo diễn ra trong năm 2007 là hiện tượng El Nino, tức chu kỳ nóng hiện đang phát triễn tại khu vực Thái Bình Dương.

 

Tuy nhiên đợt El Nino lần này được xem là xảy ra bất thường với chu kỳ gần đây nhất xảy ra vào năm 2002, hiện được xem là nguyên nhân gây nên hiện tượng gia tăng nhiệt độ tại nhều khu vực trện thế giới.

 

El Nino lần này không mạnh bằng hồi năm 1997 và 1998 nhưng - do sự kết hợp với hiệu ứng nhà kiếng, tức hiện tượng khí thải gây mỏng tầng ozone - sẽ có nguy cơ làm tăng nhiệt độ điạ cầu lên mức cao nhất từ trước đến nay.

 

Hãng AP dẫn lời Phi Jones, Giám đốc Viện Nghiên cứu Climate Research thuộc trường đại học University of East Angila, nói rằng: “Hiện tượng điạ cầu ấm dần lên do khí thải gây hiệu ứng nhà kiếng, ngay cả khi điều kiện thời tiết ở mức trung bình, cũng đủ đẩy nhiệt độ lên mức cao chưa từng có.”

 

TTXVN trích dẫn những số liệu thống kê của các trung tâm dự báo thời tiết toàn cầu cho thấy hiện tượng nóng lên bất bình thường ở hầu hết các quốc gia và mùa Đông ngày càng ấm hơn.

 

Việc thế giới ấm lên kể từ năm 2000 khiến băng ở khu vực Bắc Cực mỏng dần đi. Kèm theo đó là hiện tượng lũ lụt, nước biển dâng, bão lớn đang xảy ra ngày một nhiều trên bình diện cả thế giới.

 

Tại Việt Nam, 2004 là năm nóng kỷ lục tương đương năm 1998 với chuẩn sai đạt 1,1 độ C (chuẩn sai và nhiệt độ trung bình chuẩn mỗi nước mỗi khác). Năm nóng kỷ lục thứ hai ở nước ta là năm 2003 với chuẩn sai 0,8 độ C. 1997 và 2001 là các năm nóng thứ ba ở Việt Nam với chuẩn sai là 0,7 độ C. 2002 là năm nóng thứ tư với chuẩn sai 0,6 độ C. Còn năm 2005 ở nước ta có chuẩn sai khá thấp, chỉ 0,3 độ C, trong khi trên quy mô thế giới lại là năm nóng thứ hai trong lịch sử. 1998 là năm nóng kỷ lục toàn cầu và đấy cũng là năm nóng kỷ lục của Việt Nam.

 

Theo thống kê, nhiệt độ trung bình của năm 2006 tại Anh và nhiều nước trên thế giới cũng cao nhất tính từ năm 1914 đến nay.

 

 

 (Nguồn: Báo Tiền Phong)

 

BTV (tổng hợp)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 2007- Một trong những năm nóng nhất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI