100 năm tới, núi lửa sẽ làm tê liệt Nhật Bản?
(20:24:06 PM 04/11/2014)
Hình ảnh núi lửa phun trào với cột tro khổng lồ ở Nhật Bản
Mặc dù khả năng chỉ là 1% nhưng con số đó cũng không an ủi được ai, bởi cuộc phun trào của núi lửa có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ảnh hưởng đến 120 triệu người.
Vào cuối tháng 9, tại Nhật Bản đã có vụ phun trào không đoán trước của núi lửa Ontake, làm tử vong 57 người.
Điều đó buộc các nhà khoa học Nhật Bản phải đánh giá lại những rủi ro từ hoạt tính núi lửa đối với đất nước mình theo phương pháp mới và đưa ra dự báo dài hạn tuy không mấy lạc quan.
Nói chung, dự đoán vụ phun trào núi lửa vẫn là đơn giản hơn so với dự báo động đất, theo ý kiến của chuyên viên Aleksey Lyubushin từ Viện nghiên cứu Trái đất mang tên Schmidt.
Các nhà khoa học sẽ làm việc dựa trên các hệ thống theo dõi toàn cầu, từ đó thu thập dữ liệu của các nước khác nhau, nhưng với độ chậm trễ trong khoảng 1 đến 3 ngày.
Ngoài ra, một số mạng lưới tích hợp địa chấn toàn cầu gom tất cả các dữ liệu có sẵn và cho phép tiếp cận mở. Đây là ví dụ điển hình trong hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống thiên tai. Tính chung, có khoảng 250 trạm đang hoạt động trên toàn thế giới".
Mối đe dọa nghiêm trọng và hiện thực hơn cả sẽ phát sinh từ siêu núi lửa Yellowstone ở Mỹ, Aleksey Lyubushin cho biết.
Để tính toán mốc thời gian núi lửa phun trào đợt tiếp theo, cần phải biết khoảng 'giải lao 'của nó.
Đối với siêu núi lửa Yellowstone 'khoảng giải lao' là 600 nghìn năm. Theo tính toán của các nhà khoa học, sẽ có vụ phun trào mới xảy ra trong thế kỷ 21. Khi đó, cảnh tượng sẽ giống như Ngày Tận thế.
Lục địa Bắc Mỹ biến thành sa mạc phủ đầy tro, còn sóng thần dâng lên bởi vụ phun trào và những đợt biến đổi lạnh giá làm thay đổi cuộc sống trong những khu vực khác của Trái Đất.
Hiện nay, đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn của núi lửa Santorini ở Hy Lạp. Đợt phun trào gần đây nhất của siêu núi lửa này là trong thế kỷ XVII trước Công nguyên, phá hủy nền văn minh Minoan trên đảo Crete và thậm chí gây nên sự hủy diệt của Atlantis.
Tuy nhiên, người Hy Lạp hôm nay bận tâm nhiều hơn về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những lo lắng hàng ngày về cuộc sinh tồn. Thậm chí, họ đã quen với cuộc sống bên cạnh núi lửa.
Người ta sẵn sàng định cư ở khu vực có độ nguy hiểm cao về địa chấn và núi lửa, bởi ở đó diễn ra quá trình địa chất cấp tính do đó đất đai ở khu vực này thường màu mỡ hơn.
Tại một số khu vực, chính quyền đã di chuyển cư dân đi chỗ khác nhưng rồi họ lại tìm cách trở về chốn cũ.
Thực tế đó nói lên điều gì? Mỗi đời người thường khó kéo dài hơn 100 năm, vì vậy ai cũng nghĩ rằng trong khoảng thời gian tương đối ngắn như vậy rất có thể sẽ chẳng xảy ra điều gì khủng khiếp.
Ở Nga, toàn bộ vùng Kamchatka với các núi lửa và mạch nước phun chính là những danh lam thắng cảnh thu hút du khách, nhà khoa học Nga cho biết.
Sừng sững tỏa bóng trên thủ phủ vùng Petropavlovsk - Kamchatsky là chóp núi Kluchevskaya, núi lửa lớn nhất trên lục địa Á - Âu, với chiều cao gần 5km và chứa đựng nguy cơ hủy diệt thành phố.
Nhưng ngọn núi lửa của Kamchatka cho đến nay chưa thể hiện dấu hiệu tỉnh thức. Do đó, bóng núi vươn cao trên bầu trời bình minh xanh trong đối với cư dân Kamchatka chỉ là dấu hiệu báo thời tiết tốt lành chứ không phải là mối đe dọa.
Từ xưa đến nay, người ta vẫn xem việc núi lửa phun trào là dấu hiệu là cửa ngõ dẫn đến địa ngục.
Thế nhưng chính các núi lửa lại thu hút bởi mối đe dọa mang vẻ đẹp đáng sợ của nó.
Vì thế, con người phải luôn luôn sẵn sàng cho thời khắc núi lửa thức giấc bất ngờ và làm tất cả những gì cần kíp để đợt phun trào không trở thành thảm họa.
Núi lửa phun trào nguy hiểm nhưng là một cảnh tượng hùng vĩ
Vụ núi lửa Ontake ở Nhật Bản phun trào đột ngột làm 57 người thiệt mạng cuối tháng 9 vừa qua
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).