»

Thứ bảy, 23/11/2024, 22:40:22 PM (GMT+7)

Nguy cơ vỡ đê biển Tây

(09:30:03 AM 29/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Mới bắt đầu mùa mưa bão mà đê biển Tây ở Cà Mau đã bị sạt lở nghiêm trọng. Những dãy rừng chắn sóng bảo vệ hàng trăm ngàn hec ta đất sản xuất bên trong đã bị sóng cuốn phăng ra biển, để lại thân đê tan tành

Tuyến đê biển Tây ở Cà Mau dài gần 93 km, từ cửa sông Bảy Háp (huyện Phú Tân) chạy dài đến Tiểu Dừa (giáp ranh huyện An Minh - Kiên Giang), được hình thành từ năm 2000. Lúc đầu, mặt đê biển này rộng 6 m, nằm khuất sâu trong những dãy rừng phòng hộ nhưng đến nay, nhiều nơi không còn rừng, thân đê trơ ra mặc cho sóng biển tàn phá.

 

Sóng biển uy hiếp rừng phòng hộ

 

Những ngày qua, mưa đầu mùa kèm theo dông lớn đẩy từng cơn sóng biển đập vào bờ gây sạt lở nhiều đoạn đê biển Tây ở Cà Mau. Hàng ngàn người dân sống trên thân đê và khu vực rừng phòng hộ ven biển đứng ngồi không yên vì sóng biển dồn dập, làm cây rừng ngả nghiêng, trốc gốc.

Gia cố đê biển Tây ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh - Cà Mau
 

Theo khảo sát của Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, đoạn từ Rạch Dinh tới Lung Ranh (xã Khánh Tiến, huyện U Minh) có 900 m đê bị sóng biển uy hiếp và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Gần đó, khu vực Vàm Giáo Bảy (huyện Trần Văn Thời) và đoạn phía Bắc cống Hương Mai (huyện U Minh) dài 450 m đang xảy ra hiện tượng sạt lở ngày càng trầm trọng, đai rừng phòng hộ bị sóng biển “nuốt” khoảng 600 m2 trên chiều dài 40 m. Tại đây, sóng biển còn tấn công thân đê, làm sạt lở sâu đến 1,5 m. Trong khi đó, khu vực Sào Lưới của huyện Phú Tân do sóng biển tác động trực tiếp làm đai rừng phòng hộ bị thu hẹp dần, có đoạn chỉ còn 5-10 m. Diện tích đai rừng ở đây đã mất khoảng hơn 8.000 m2.

 

Ông Nguyễn Văn Sơn, một người dân có nhà ven đê biển ở ấp 1, xã Khánh Tiến, cho biết 3 năm trước, từ nhà muốn ra tới mé biển mò cua, bắt ốc, ông phải vượt qua 500 m đường rừng. Nay sóng biển ngoạm hết rừng, biển đã tiến đến sát nhà ông. Những ngày sóng dữ, triều cường dâng cao, gia đình ông Sơn và nhiều hộ khác ở đây phải di tản.

 

Khẩn cấp cứu đê

 

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau, cho biết từ năm 2009 đến nay, tình trạng sạt lở đê biển Tây đang xảy ra nghiêm trọng và diễn biến phức tạp.

 

Theo ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, để giữ đê biển Tây cũng như bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng của người dân, sở đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai hộ đê khẩn cấp bằng mọi nguồn lực đang có.

 

Tuy nhiên, khi xử lý, khắc phục sạt lở đê biển Tây, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau nhận thấy việc áp dụng giải pháp cừ bản nhựa và kè rọ đá tại xã Khánh Tiến có hiệu quả hạn chế. Kè rọ đá chỉ là giải pháp tạm thời, bảo vệ cục bộ, độ ổn định không cao, sau vài năm dây rọ đứt, phải sửa chữa, sắp lại đá với chi phí rất tốn kém, gần như làm mới. Còn giải pháp cừ bản nhựa sau một thời gian sử dụng thì dây cáp bị ôxy hóa rồi đứt, dưới tác động của sóng biển, cừ sẽ bị xê dịch, đất trên thân đê bị sóng biển cuốn trôi gây sạt lở.

 

Trong khi đó, nếu áp dụng giải pháp dùng kè tạo bãi thì hiệu quả hơn, vừa bảo vệ thảm rừng sẵn có vừa hồi phục rừng phòng hộ đã mất, bảo vệ an toàn cho đê. Kè tạo bãi là dùng cừ bê tông đóng sâu xuống mặt đất ngoài biển thành 2 hàng xen kẽ, sau đó đổ đà giằng phía trên để giảm lực của sóng biển, tạo bãi bồi từ lượng phù sa theo các cơn sóng biển rồi trồng cây đước hay cây mắm. “Loại kè này tuổi thọ thấp nhất cũng 15 năm. Sau 5 năm tạo bãi và cây rừng đã lớn, những cọc bê tông và số đá ấy sẽ được lấy lên, tiếp tục cắm xa hơn. Theo đó, rừng và đất dần dần lấn xa ra biển” - ông Nam phân tích.

 

Hộ đê rất tốn kém

 

Theo ông Tô Quốc Nam, việc hộ đê khẩn cấp vào mùa mưa bão trong thời gian qua rất tốn kém. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng để khắc phục việc sạt lở đê biển Tây bằng nhiều loại kè hộ đê. Năm 2009 xây dựng 987,1 m bằng kè tạm với tổng kinh phí trên 3,4 tỉ đồng; năm 2010, xử lý khắc phục được trên 2.900 m đê biển Tây bằng kè tạm, kè bản nhựa, kè rọ đá và kè ngầm tạo bãi với tổng kinh phí trên 30 tỉ đồng. Năm 2011, kinh phí khắc phục trên 2.200 m đê biển mất gần 68 tỉ đồng. Năm 2012, tổng kinh phí đầu tư cho các dự án hộ đê biển Tây ở Cà Mau lên tới hơn 128 tỉ đồng.

 
(Theo NLĐ)
Từ khóa liên quan: nguy cơ, vỡ đê , biển Tây
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguy cơ vỡ đê biển Tây

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI