Khám phá » Thế giới muôn màu
Thứ năm, 21/11/2024, 10:34:46 AM (GMT+7)
Phát hiện khu rừng như Sơn Đoòng thứ hai
(08:28:10 AM 20/05/2017)(Tin Môi Trường) - Bách xanh núi đá trên thế giới đã tuyệt chủng, chỉ còn duy nhất một khu rừng thuần chủng tồn tại ở Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình, Việt Nam).
>> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh >> Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực >> Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
Khu vực bách xanh thuần chủng sống trên núi đá ở Phong Nha - Kẻ Bàng
Việc phát hiện ra khu rừng có loài cây này được ví như tìm ra Sơn Đoòng thứ 2 bởi sự hiếm hoi của bách xanh núi đá còn sót lại trên toàn cầu.
Tài sản bí mật của nhân loại
Năm 2004, rừng bách xanh núi đá được phát hiện bởi Giáo sư Leonid Averyanov (Viện Thực vật Khamarop, Nga), Giáo sư Phan Kế Lộc (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh học Việt Nam) và cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Cứu hộ động vật hoang dã của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, bách xanh núi đá sống rải rác một phần vùng núi Tây Nguyên nhưng không thuần chủng và phân tán. Duy nhất trên thế giới, một khu vực vùng núi đá vôi ở Phong Nha - Kẻ Bàng xuất hiện thuần chủng loài bách xanh núi đá với 5.000ha, trong đó có 2.000ha dày đặc bách xanh cổ thụ với mật độ 600 cây/ha. Một con số không thể tìm thấy nơi nào khác trên thế giới.
Chúng tôi phải mất nhiều thời gian để được cấp phép thông hành đi đến khu rừng này, bởi nguyên tắc bảo tồn bí mật loài bách xanh núi đá đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt trên toàn cầu nên nó được khuyến cáo ưu tiên trước nhất về không tiết lộ tọa độ, hay địa danh bản địa trong hơn 125.000ha rừng Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngay cả nhân viên kiểm lâm dẫn đường cũng được yêu cầu là không tiết lộ danh tính của họ trên truyền thông, bởi tính ưu tiên bảo vệ khu rừng được đặt lên hàng đầu.
Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết: “Các nhà khoa học về thực vật đánh giá rừng bách xanh này là tài sản quý giá không chỉ của Việt Nam mà còn của cả nhân loại. Nó độc đáo, hùng vĩ, có tuổi đời hơn 500 năm, lại mọc thuần chủng và không có bất cứ địa điểm thứ 2 nào trên thế giới. Nếu so sánh, nhiều người ví khu rừng này như một Sơn Đoòng thứ hai về sự bí ẩn và nguyên sơ mà mãi thế kỷ XXI con người mới đặt chân đến”.
Linh mộc nơi núi đá
Bách xanh núi đá được các nhà khoa học đặt tên là: Calocedrus rupestris, nó mọc hoàn toàn trên nền đá, nơi không có đất; ở những đỉnh cao của rặng đá vôi Kẻ Bàng. “Chúng sống sót và phát triển từ 500 năm qua mà không cần bất cứ chất dinh dưỡng nào từ đất”, Giáo sư Leonid Averyanov đánh giá. Bách xanh núi đá có độ tuổi cổ xưa, thân cứng như sắt, mùi thơm xá xị toát ra là điều hết sức hấp dẫn các cư dân động vật. Các nhà khoa học phát hiện rằng, bộ rễ của chúng như mũi khoan nhưng cũng mềm mại như sợi tơ, ken dày xuống kẽ đá, kết dính lại để lấy và trữ nước nuôi sống thân cây. Để sinh tồn và phát triển, bách xanh núi đá tiết ra dung dịch như axít nhằm bào mòn, đâm xuyên các thớ đá vôi, biến chúng thành vô số hạt cát nhỏ li ti, tạo thành chất mùn có dinh dưỡng nuôi sống toàn bộ thân cây với sự trợ giúp quang hợp từ ánh nắng mặt trời hoặc những trận mưa gió mùa sẽ hòa tan đá vôi dưới cội rễ của chúng. Bách xanh núi đá còn lấy dinh dưỡng từ hàng triệu thân địa y, rêu tảo phủ lớp dày trên bề mặt núi đá sau mỗi mùa đông. Vì đặc tính sinh thái đó mà tộc người bản địa gọi bách xanh núi đá là linh mộc.
Ông Nguyễn Tấn Hiệp, nguyên giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết: “Tôi có 2 tháng cùng cán bộ trung tâm khoa học của vườn và Giáo sư Leonid đi vào rừng bách xanh. Tôi khẳng định rằng, việc tìm ra rừng bách xanh này có ý nghĩa toàn cầu. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện. Việt Nam có một vài cá thể bách xanh núi đất rải rác ở một số tỉnh phía Bắc, nhưng chưa nơi nào có quần thể bách xanh núi đá rộng lớn như thế này. Đây là loài đặc hữu, chỉ có ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Gỗ của nó cực kỳ quý hiếm".
(Theo SGGP)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.