Khám phá » Thế giới muôn màu
Thứ năm, 21/11/2024, 11:48:34 AM (GMT+7)
Những cảnh quan núi lửa ấn tượng nhất thế giới
(09:00:25 AM 24/09/2018)(Tin Môi Trường) - Bên cạnh những núi lửa ở đất nước vạn đảo Indonesia, núi lửa Chư Đăng Ya của Việt Nam hay Diamond Head (Hawaii, Mỹ) cũng sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp khiến bạn phải cảm thán.
>> Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh' >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới >> Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8 >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Diamond Head, Mỹ: Nằm trên đảo Oahu, Hawaii, Mỹ, núi lửa Diamond Head có hình chiếc đĩa và cao 232 m. Diamond Head hình thành cách đây hơn 300.000 năm. Ngày nay, con đường mòn chạy qua khu vực này được những người đi bộ đường dài yêu thích bởi tầm nhìn tuyệt đẹp ra khung cảnh ven biển. Ảnh: Chase O.
Chư Đăng Ya, Gia Lai: Cảnh quan độc đáo ở Chư Đăng Ya gây ấn tượng với các thửa ruộng bậc thang nhiều kích thước, hình thù đa dạng chắp vá thành chiếc chăn lớn bao phủ toàn khu vực. Núi lửa này đã ngừng hoạt động hàng triệu năm nhưng nham thạch để lại vùng đất đỏ bazan màu mỡ. Thổ nhưỡng ở đây thích hợp cho người dân địa phương trồng trọt nhiều loại cây như ngô, khoai, bí đỏ... Ảnh: Tonkinphotography.
Vesuvius, Italy: Bức ảnh thơ mộng này là cảnh quan xung quanh núi lửa Vesuvius, vịnh Naples, Italy. Vesuvius là núi lửa duy nhất ở châu Âu nằm trên đất liền từng phun trào trong vòng hàng trăm năm qua. Hiện nay, danh thắng này trở nên nổi tiếng với khách du lịch. Các bãi đỗ xe và lối đi bộ được xây dựng xung quanh hình nón lên miệng núi lửa. Ảnh: Versta.
Grabrokarfell, Iceland: Trong chuyến du lịch vòng quanh Iceland, nhiếp ảnh gia Luca Micheli ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp của núi lửa Grabrokarfell nhìn từ trên cao xuống. Miệng núi lửa phủ đầy cỏ kết hợp lớp đất đen sườn núi cùng cảnh quan xung quanh tạo nên bức tranh hài hòa sắc màu, hoang sơ và siêu thực. Ảnh: Luca Micheli.
Snaefellsjokull, Iceland: Trong ảnh là con đường thẳng ấn tượng dẫn đến núi lửa Snaefellsjokull kỳ vĩ tọa lạc trong công viên quốc gia cùng tên nằm ở phần phía tây của bán đảo Snaefellsnes, Iceland. Ảnh: Carloz G.Lope.
Lokon, Indonesia: Là dãy núi lửa đang hoạt động nằm trên đảo Sulawesi, Indonesia, Lokon được bao phủ bởi rừng cây nhiệt đới xanh tốt, cách đó không xa là khu dân cư đông đúc, nhộn nhịp. Indonesia là một trong những quốc gia sở hữu cảnh quan núi lửa tuyệt nhất trên thế giới. Không chỉ vậy, số núi lửa đang hoạt động ở quốc gia vạn đảo cũng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Ảnh: Shutterstock.
Rinjani, Indonesia: Rinjani cao 3.726 m so với mực nước biển, là một trong những núi lửa đang hoạt động cao nhất ở Indonesia. Bên trong lòng Rinjani là hồ nước xanh ngắt Segara Anak. Nơi đây là điểm đến hấp dẫn cho những người leo núi, du khách ưa mạo hiểm và các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ảnh: Patrick Tr.
Ijen, Indonesia: Ijen là núi lửa đang hoạt động nổi tiếng ở Đông Java, Indonesia. Cao gần 2.800 m so với mặt nước biển, núi lửa Ijen có diện tích rộng lớn. Đặc biệt, hồ nước lưu huỳnh màu ngọc lam ở miệng núi lửa này có tính axit cao nhất thế giới. Sở hữu khung cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ nhưng Ijen cũng chứa nhiều bí ẩn với cả du khách và người dân bản địa. Ảnh: Shutterstock.
Sinabung, Indonesia: Cột khói và tro bụi khổng lồ bao trùm cảnh vật xung quanh phun ra từ miệng núi lửa Sinabung ở bắc đảo Sumatra, Indonesia. Nhiếp ảnh gia Yosh Ginsu đã kịp ghi lại cảnh tượng ngoạn mục này trong lần núi lửa Sinabung phun trào tháng 2 năm nay. Ảnh: Yosh Ginsu.
Bức ảnh sống động này chụp bởi nhiếp ảnh gia Marc Szeglat. Trong vụ phun trào khác của núi lửa Sinabung vào năm 2014, dòng dung nham đỏ lửa ào ào chảy xuống sườn núi tạo nên những cột tro bụi phun phủ kín khoảng trời. Sinabung “thức giấc” vào tháng 8/2010 sau một thời gian gián đoạn kéo dài hàng thế kỷ và hoạt động liên tục kể từ tháng 9/2013. Ảnh: Marc Szeglat.
T. H (Theo Daily Mail, ZIng)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.