Khám phá » Thế giới muôn màu
Hành trình chinh phục đỉnh Everest
(15:15:38 PM 26/04/2012) Đường leo lên qua sườn núi phía đông nam bắt đầu với một con đường mòn tại Trại Nền ở độ cao 5.380m về phía nam của Everest ở Nepal. Để làm giảm bớt nguy hiểm, những nhà leo núi thường bắt đầu leo trước bình minh. Khi ánh nắng mặt trời chiếu đến thác băng, sự hiểm nguy tăng lên đáng kể. Phía trên thác băng là Trại I ở độ cao 6.065m. Những nhà leo núi bắt buộc phải đi băng ngang qua ở phía rìa phải gần nền của Nuptse đến một đoạn đường đèo nhỏ được biết đến như là "góc Nuptse". Trên South Col, các nhà leo núi bước vào vùng chết. Những nhà leo núi thường chỉ có tối đa từ 2-3 ngày với độ cao này trước khi trèo lên đỉnh.
Mũi tên đỏ đánh dấu địa điểm các nhà leo núi dừng chân ở Trại Nền.
Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới, được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới" với độ cao 8.850m, nằm giữa vùng núi Himalayas (Nepal) và vùng Tây Tạng (Trung Quốc).
Đỉnh Everest có hai đường leo lên chính: Đường leo phía đông nam từ Nepal và đường leo đông bắc từ Tây Tạng. Ngoài ra, còn 13 đường leo ít thông dụng khác. Trong hai con đường chính, sườn núi phía đông nam dễ hơn về mặt kỹ thuật nên được sử dụng thường xuyên hơn.
Các lều dừng chân tại Trại Nền, phía dưới là sông băng Khumbu.
Những nhà leo núi sau đó đi bộ lên Trại Nền, thường mất sáu đến tám ngày, cho phép đủ thời gian để làm quen với khí hậu độ cao và ngăn chặn chứng say độ cao.
Sau đó, họ nghỉ lại một vài tuần ở Trại Nền, làm quen với độ cao.
Chuẩn bị món bánh bao Nepal (momos) trong bếp ở Trại Nền.
Từ Trại I, những người chinh phục Everest tiếp tục leo lên dọc theo Western Cwm hay "Thung lũng im lặng" để đến nền của mặt Lhotse, nơi Trại II được thiết lập ở độ cao 6.500 m. Western Cwm là một thung lũng băng tương đối bằng phẳng, nhìn chung bị chắn gió. Với độ cao và một ngày không gió, Western Cwm có thể nóng vượt sức chịu đựng của người leo núi.
... tắm gội.
Từ Trại II, các nhà leo núi đi lên theo mặt Lhotse trên những sợi dây cố định đến một mỏm nhỏ ở độ cao 7.470m. Từ nơi đó, leo thêm 500 mét nữa là đến Trại IV trên South Col ở độ cao 7.920m. Từ Trại III đến Trại IV, các nhà leo núi phải đối mặt với thêm hai thử thách nữa: Gót Geneva và Dải Vàng.
... kiểm tra sức khỏe.
Từ Trại IV, những nhà leo núi sẽ bắt đầu leo lên đỉnh vào khoảng nửa đêm (còn 1.000m nữa), trong vòng từ 10 đến 12 giờ.
Những nhà leo núi thường trải qua ít hơn nửa giờ trên "nóc nhà của thế giới", rồi phải trở lại Trại IV trước khi trời tối.
Tập leo lên thác băng Khumbu gần Trại Nền.
Đi từ thung lũng băng Western Cwm lên trại II.
Ánh nắng mặt trời lúc hoàng hôn chiếu qua sườn núi phía tây Everest (phải) và Nuptse - cao điểm lân cận.
Lúc rạng đông, ánh trăng bàng bạc vẫn rải khắp Western Cwm.
Thời điểm rạng đông là lúc thích hợp để leo lên đỉnh thác băng Khumbu.
Đèn pha trên mũ sẽ soi sáng, dẫn đường vượt qua thác băng Khumbu.
Hành trình leo xuống sườn bên kia thác băng Khumbu.
Nhà thám hiểm phải bắc thang ngang qua khe nứt của Khumbu để qua phía bên kia.
Sông băng Khumbu dịch chuyển hơn 35m mỗi năm.
Nghỉ tại Trại I.
Bò Tây Tạng vận chuyển thực phẩm từ sông băng Khumbu lên Trại Nền.
Đỉnh Everest nhìn từ không gian.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.