Khám phá » Thế giới muôn màu
Độc đáo chợ trâu Cán Cấu
(13:45:26 PM 29/06/2011)
Chúng tôi may mắn có chuyến lên Lào Cai vào dịp cuối tuần nên có cơ hội được dự một phiên chợ Cán Cấu. Chợ này còn được người dân gọi bằng một cái tên dân dã là chợ gia súc, bởi ở đây, ngoài việc bán các mặt hàng sinh hoạt hằng ngày còn có một khu vực rộng để bán trâu, bò, bê, ngựa. Chợ trâu Cán Cấu tự phát cách đây khoảng chục năm.
Khu vực bán trâu của chợ Cán Cấu. Ảnh: S.L |
Khu chợ nằm men theo sườn núi. Tại đây, hình thành nên ba khu vực. Một khu để bán các sản vật địa phương gồm thổ cẩm, chỉ thêu, dược thảo, gia vị, rau củ... Hai khu còn lại là hàng ăn cùng các vật dụng gia đình như đèn pin, dây thừng, lưỡi cuốc, dao rựa, bàn chải đánh răng... và khu chợ trâu. Khu chợ chỉ rộng khoảng 1ha. Dân đi chợ rất đông, nhưng không ồn ào như các phiên chợ dưới xuôi. Chỉ có những âm thanh rì rầm của những người đi chợ ngã giá hàng.
Thỉnh thoảng, điệu khèn bất ngờ nổi lên một cách nhẹ nhàng và đều đặn càng làm đậm đà hơn không gian ở miền vùng cao. Khèn là nhạc cụ của người Mông và bạn sẽ không khó để bắt gặp âm thanh đặc trưng này ở Cán Cấu hay ở Sa Pa. Anh Giàng A Pao - một người thường có mặt ở các phiên chợ Cán Cấu - cho biết: Mỗi phiên chợ ở đây có khoảng 50-70 con trâu được mua - bán. Giá một con trâu có thể là cả cơ nghiệp của người dân. Trâu đực loại to có thể bán với giá 25 triệu đồng, còn nghé giá 4-7 triệu đồng/con, trâu cái đẹp mã (hay đã có chửa) giá 10 -13 triệu đồng/con, còn trâu thịt giá 6-11 triệu đồng/con.
Chợ trâu Cán Cấu còn thu hút rất đông thương lái mua - bán trâu ở các huyện khác đến. Nơi đây còn là nơi người dân gặp nhau, trò chuyện, làm quen và cũng là nơi để lớp thanh niên tìm “một nửa” của nhau. Chợ có rất nhiều hàng ăn. Có món giống như món phở dưới xuôi, nhưng bánh có màu ngăm đen. Những ai có tiền thì ăn với thịt lợn luộc. Những ai không đủ tiền ăn thịt thì ăn những bát phở chan nước dùng được hầm từ xương.
Tại đây, không thể không nhắc đến món thắng cố - đặc sản của các tỉnh vùng cao. Những nồi thắng cố nghi ngút khói bốc lên, quanh bàn có từ 5-10 người ngồi quây quần và những bữa nhậu này có thể kéo dài đến khi chợ tan. Điều dễ nhận thấy ở các phiên chợ trâu Cán Cấu có rất nhiều du khách từ dưới xuôi lên và thậm chí cả du khách nước ngoài cũng đến tham quan như để thỏa mãn trí tò mò. Một anh bạn làm du lịch ở Lào Cai cho tôi biết, chính sức hút của một phiên chợ vùng cao mà chợ trâu Cán Cấu cũng là điểm đến trong các tour du lịch của các hãng lữ hành mỗi khi dẫn khách lên Lào Cai.
Sau hơn một tiếng đồng hồ tham quan chợ, chúng tôi ra về. Chúng tôi bắt gặp những ánh mắt hoan hỉ của những người đã kịp mua một con trâu, con bò ưng ý. Những con trâu tơ trên cổ đeo chiếc chuông nhỏ bằng đồng hình lá thông, ngoan ngoãn theo chủ mới về bản.
Dù xe đã lăn bánh một đoạn đường dài, khuất sau vách núi, nhưng âm thanh của tiếng khèn, hình ảnh những bộ váy sặc sỡ sắc màu của người dân tộc Mông, những con trâu to khoẻ đứng trơ trọi trên triền núi hay nồi thắng cố nghi ngút khói vẫn còn in đậm trong tâm trí chúng tôi. Những ấn tượng đậm nét về một phiên chợ Tây Bắc vẫn còn nhiều nét văn hoá đặc trưng, khiến du khách mê mẩn đã lý giải vì sao chợ phiên Cán Cấu lại có sức hút như vậy.
Sơn Lâm
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.