»

Thứ sáu, 22/11/2024, 13:06:06 PM (GMT+7)

“Bức tranh” chim hồng hạc đẹp bậc nhất thế giới Tin ảnh

(11:15:56 AM 10/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Đến với Kenya, du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh ngập tràn chim hồng hạc chao lượn đẹp mắt trên mặt hồ Nakuru. Các nhà nghiên cứu về chim nhận định, Nakuru là "bức tranh" chim chóc đẹp vào hàng bậc nhất thế giới.

 Chim[-]hồng[-]hạc

 

Nakuru là một trong 3 hồ nối lớn nằm ở tỉnh Rift Valley của Kenya (một Quốc gia Đông Phi). Những hồ nước này đã trở thành ngôi nhà quy tụ 13 chủng loại chim quý hiếm đang bị đe dọa cùng với một số loại chim khác trên thế giới. Một đặc tính không thể phủ nhận của hồ Nakuru đó là nó có sức hấp dẫn các loại chim cao cổ, chân dài… Trong đó dễ thấy nhất là đàn chim hồng hạc. 

 

Sự phong phú của các loại tảo đã thu hút nhiều loại chim quý hiếm đến với hồ, chúng xếp thành từng hàng đông đứng trên bờ hồ tạo ra một khung cảnh khá đẹp mắt. Thực tế, hồ Nakuru đơn giản chỉ là một điểm kiếm ăn lý tưởng cho các chú chim hồng hạc từ khắp mọi nơi tụ tập về đây, đồng thời hồ Nakuru cũng là nơi trú ngụ chính của các loại Bồ nông trắng. Các nhà nghiên cứu về chim đã nhận định Nakuru sở hữu khung cảnh chim chóc đẹp vào hàng bậc nhất trên thế giới. 

 

Những chú chim hồng hạc nhỏ ở đây có thể được phân biệt với các loại khác bởi bộ lông màu hồng và phần mỏ màu đỏ son, không giống như các con chim hồng hạc lớn- loại này thường có mỏ màu đen ở phần chóp. Những chú chim hồng hạc nhỏ là loại thường được ghi hình và chụp ảnh, và chủ yếu xuất hiện trong các bộ phim tài liệu bởi chúng có số lượng nhiều hơn chim hồng hạc lớn. 

 

Những con chim hồng hạc chủ yếu ăn tảo. Các nhà khoa học ước tính, số chim hồng hạc ở hồ Nakuru là hơn 1 triệu con, thậm chí có khi hơn 2 triệu con. 

 

Gần đây, số lượng chim hồng hạc đã giảm xuống đáng kể, nguyên nhân chính có lẽ là do có quá nhiều khách du lịch tới thưởng ngoạn cảnh đẹp ở đây. Nguyên nhân khác cũng là do ô nhiễm nước thải từ các nhà máy công nghiệp gần đó thải ra hồ, điều này làm cho chất lượng nước hồ thay đổi. Thông thường, mực nước hồ giảm xuống vào mùa khô, nhưng đến mùa mưa lại gây nên tình trạng lụt lội. 

 

Ô nhiễm môi trường và lụt lội đã phá hủy không gian sống cũng như nguồn thức ăn của loài chim hồng hạc, các loại khuẩn tảo lục (Cyanobacteria) và tảo xanh đã trôi đi nơi khác dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn, do đó số lượng chim hồng hạc di chuyển về đây ngày càng giảm đi. 

 

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh đẹp mắt về loài chim hồng hạc ở hồ Nakuru: 



An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

An[-]Tử

 

An Tử /DT (Theo Amusing Planet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Bức tranh” chim hồng hạc đẹp bậc nhất thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI