»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:43:05 PM (GMT+7)

Vớt rác trên sông: Nhiệt tình thôi, chưa đủ...

(09:46:40 AM 20/03/2019)
(Tin Môi Trường) - Gần 100 bạn trẻ tổ chức chèo thuyền vớt rác trên sông rạch ở khu vực phường Thảo Điền, Q.2, TP.HCM. UBND phường đã yêu cầu dừng hoạt động này. Câu chuyện gợi ra không ít điều về dọn rác và xả rác.

Vớt[-]rác[-]trên[-]sông:[-]Nhiệt[-]tình[-]thôi,[-]chưa[-]đủ...

Công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM vớt ráac trên rạch Bến Nghé, Q.4, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
 
Trước tiên, cần ghi nhận sự tích cực, chung tay làm sạch môi trường của nhóm bạn trẻ trong câu chuyện này. Một kiểu xắn tay dọn rác, hành động nhiệt tình bắt đầu từ ý thức vì môi trường.
 
Việc của các bạn dù chưa trọn vẹn như ý cũng góp một "tiếng nói" đến rất nhiều người vẫn hồn nhiên xả rác bừa bãi ra sông rạch.
 
Các bạn đã chuẩn bị loại thuyền được xem là an toàn, có trang bị áo phao, có huấn luyện nhau cách chèo thuyền... Nhưng, chừng đó có lẽ vẫn chưa đủ cho số đông người vớt rác ở khu vực sông nước khá sâu.
 
Trong đó, không chắc tất cả đều bơi giỏi, rành rẽ chèo thuyền. Có bao nhiêu bạn thành thạo các thao tác vớt rác trên sông nước? Vớt rác trên kênh rạch không đơn giản như dọn rác trên bờ và hiểm họa sông nước chực chờ...
 
Do vậy, cẩn trọng vẫn hơn.
 
Chuyện qua rồi, dư luận đặt câu hỏi: vậy nếu muốn dọn rác trên kênh rạch cần làm gì, liên hệ cơ quan nào để được hướng dẫn cách làm đúng?
 
Sự việc này đã "nhắc" cơ quan chức năng cần sớm có quy định liên quan. Không phải là chuyện ai được vớt rác, điều kiện nào mới được tham gia vớt rác...
 
Cần hơn nữa là những thông tin như một lời kêu gọi cụ thể từ cơ quan chức năng thành phố gửi đến mọi người dân, có định hướng rõ những việc nào người dân có thể tham gia để mọi người cùng chung tay dọn rác môi trường xung quanh mình.
 
Chính quyền phường xã là nơi tổ chức, huy động mọi người dọn rác đúng cách.
 
Có thể thấy sự nhiệt tình trong cộng đồng, đặc biệt là những người trẻ lúc nào cũng sẵn có. Cần là cách thức tổ chức như thế nào để hoạt động có hiệu quả nhất. Điều đó khác với cách làm tự phát, mạnh ai nấy làm, rất khó nhân rộng, chưa kể kèm theo đó là những hiểm nguy.
 
Đầu năm 2019, TP.HCM đã có chủ trương vận động người dân không xả rác ra kênh rạch, đường phố. Chuyện này, không dễ thấy chuyển biến ngày một ngày hai. Rác vẫn lềnh khênh trên mặt nước, ngập mặt đường ở nhiều nơi.
 
Hàng triệu người vẫn xả rác khắp nơi. Quăng một túi rác ra môi trường dễ dàng hơn nhiều so với công việc nhọc nhằn của những người đi dọn, vớt rác chuyên nghiệp, nghề của họ là đi giải quyết hậu quả do nhiều người gây ra.
 
Bàn chuyện vớt rác trên sông như thế nào cũng chỉ là bàn giải pháp phần ngọn. Đô thị sạch đẹp cần một nhóm giải pháp từ gốc. Đó là sự thay đổi ý thức hành vi về chuyện để rác đúng chỗ.
 
Mọi ý định, hành động dọn rác đều đáng ghi nhận. Cùng nhau đi dọn rác luôn tốt hơn chuyện hồn nhiên xả rác nơi công cộng. Có những nhóm người dọn rác sẽ tác động ít nhiều đến nhận thức của số đông người xả rác.
 
Chỉ mong mọi ý tưởng tốt về môi trường cần được tổ chức thực hiện đúng cách thức, những hành động đẹp vì môi trường sẽ còn tiếp diễn chứ không như một trào lưu, chỉ bùng lên một dạo rồi thôi.
 
Cần cái nhìn đa chiều
 
Câu chuyện nhóm bạn trẻ dọn rác trên sông rạch ở Thảo Điền, Q.2 cần được nhìn nhận đa chiều, không chỉ là phán xét chủ quan. Cần nhiều ý kiến đóng góp có tính xây dựng, nhìn nhận những tích cực từ việc này.
 
Tinh thần và sự nhiệt tình vì môi trường được ủng hộ nhưng sự an toàn cần đặt lên trên hết.
 
Thu gom rác trên kênh rạch cần phải có phương tiện chuyên dụng, người tham gia thu gom cũng phải có những kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản cả về hoạt động trên sông nước lẫn việc thu gom rác thải.
 
Nếu thu gom tự phát có thể xảy ra những tình huống bất ngờ, nguy hiểm không lường trước.
 
Thế nên, để tiến hành các hoạt động thu gom rác thải, nhất là tại các khu vực kênh rạch, ao hồ, các cá nhân, tổ chức cần liên hệ các cơ quan chức năng để được tư vấn, hỗ trợ.
 
Những người tham gia, ngoài tấm lòng vì cộng đồng, còn phải trang bị những kiến thức, kỹ năng, năng lực cần thiết. Có như vậy, hành động đẹp mới có thể có được ý nghĩa một cách trọn vẹn.
 
Động viên, khen thưởng, tại sao không?
 
Chuyện này khiến tôi nhớ câu chuyện ông Tây James Joseph Kendall (người Mỹ) nhặt rác ở P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy (Hà Nội) cách nay gần 2 năm.
 
Sau đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung có cuộc gặp gỡ với ông. Chủ tịch đã ngỏ lời chân thành cảm ơn, khẳng định ủng hộ việc làm của ông James và nhóm bạn, tặng huy hiệu Thủ đô Hà Nội, đồng thời mời ông tham dự lễ trồng cây hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5-6 tại Hà Nội.
 
Từ câu chuyện cũ, tôi muốn bày tỏ ý kiến: chính quyền nên khuyến khích, khen thưởng kịp thời cho những sáng kiến, hành động vì môi trường, vì lợi ích chung. Đó cũng là cách vận động người dân chung sức cùng Nhà nước quản lý và giữ sạch môi trường.
Trao đổi chiều 18-3, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết sở sẽ bàn để có hướng dẫn về quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn phương tiện cho việc vớt rác trên sông, rạch với các trường hợp cá nhân, tổ chức mong muốn thực hiện hoạt động này. Hiện nay chưa có quy trình cụ thể đối với vấn đề trên. Việc thu gom rác trên kênh rạch vẫn do công ty môi trường đô thị thực hiện với phương tiện chuyên dụng, nhân viên có chuyên môn, có kỹ năng sông nước.
 
(TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vớt rác trên sông: Nhiệt tình thôi, chưa đủ...

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI