Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Trong lò kem bẩn
(15:37:21 PM 25/06/2012)
“Hậu trường” nhếch nhác của xưởng kem bên cạnh nhà vệ sinh.
Trong không gian chật hẹp, bừa bộn, nơi sản xuất kem khoảng hơn 100m2, lò kem này có đến 6 tủ lạnh lớn, các bể dạng hầm (để đựng nước muối làm đông kem) dựng sát hai bên, ở giữa là một lối đi nhỏ bày la liệt các vật dụng như xô đựng nguyên liệu, khuôn đúc kem, ki đựng thành phẩm, và các vòi nước chảy lênh láng trên sàn nhà. Phía ngoài cửa, các thùng xốp ướp lạnh kem để chỏng chơ ngoài trời và rất bẩn.Theo lời giới thiệu của một người quen, tôi tìm đến lò kem K. ở phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà. Lò kem này nằm sâu trong ngõ. May mắn lò kem đang thiếu nhân công nên tôi được bà chủ nhận vào làm với mức lương 50.000 đồng/ngày (thử việc).
Ngày đầu tiên, bà chủ giao cho tôi công việc bỏ kem vào bao vì đây là việc nhẹ nhàng nhất. Cô nhân viên bảo tôi khiêng ki kem thành phẩm ra ngoài hành lang. Cô nói: “Khiêng ra đây làm cho thoáng”, trong khi xe cộ cứ chạy qua chạy lại, bụi bặm bay lên mù mịt. Giữa chừng, tôi làm rớt một que kem xuống nền nhà và định vứt đi thì cô nhân viên ngăn lại: “Cứ cho vào bao đi con. Khi mô cây kem bị bể mới bỏ đi”. Tôi nhặt lên và ngần ngại khi cho que kem đó vào bao.
Làm được một lúc, một cô nhân viên phía trong bảo tôi khiêng giúp ki kem thành phẩm vào kho lạnh. Cô bảo cứ chồng lên các ki kem khác mặc cho dưới đáy ki kem này rất bẩn. Kho lạnh này dùng để chứa nguyên liệu làm kem và các ki kem thành phẩm để lẫn lộn với nhau. Những buồng chuối chín mục dường như đã được “om” quá lâu nên chuyển sang màu đen sì. Phía góc trong cùng kho lạnh để những bao kem đã bị hư vì lâu ngày chưa kịp đóng bao. Những bao kem hư đó sẽ được pha trộn với bột kem khác và lại làm ra những que kem mới.
Ngày thứ hai, bà chủ bảo tôi vào trong để ra kem (rút những que kem đã đông ra khỏi khuôn đúc – P.V) cho quen việc. Lúc này, tôi mới có dịp chứng kiến bao quát bên trong lò kem. Phía dưới cùng là bếp than tổ ong dùng để nấu các loại đậu làm kem. Cả tro than và nguyên liệu để cùng một chỗ. Cạnh đó là những xô nhựa dùng để đựng bột làm kem vứt ngổn ngang khắp sàn nhà, cái nằm cái đứng ngay bên cạnh nhà vệ sinh. Hai bên nhà bếp là những bể nước muối dùng để làm đông kem. Một màu vàng đục nổi lênh láng khắp cả mặt nước.
Tôi bắt đầu quan sát quy trình làm kem. Đầu tiên nhân viên pha chế bột trong phòng kỹ thuật. Phòng này không ai được phép vào (trừ ông N – nhân viên pha chế) nên tôi không biết trong bột kem có những loại nguyên liệu gì. Chỉ nghe một vài nhân viên nói là có bỏ phẩm màu và đường hóa học. Bột pha chế xong được đem ra máy để đánh lên cho nhuyễn. Vì chỉ có 2 máy đánh kem, làm không kịp nên nhiều lúc nhân viên phải lấy tay đánh. Kem dính đầy cánh tay, họ lại lấy tay kia gạt xuống. Tại bể nước muối, hai nhân viên nữ lấy ca múc bột kem vào trong khuôn, cắm que kem vào và dìm khuôn xuống bể nước muối để làm đông lại. Khi các khuôn kem đã đông, người ta vớt ra và cho vào bể nước ấm để rút những que kem ra khỏi khuôn. Bể nước ấm trông rất bẩn vì không được thay nước hằng ngày. Cuối cùng là đóng kem vào bao. Mọi công đoạn đều làm thủ công bằng tay trong khi nhân viên hoàn toàn không đeo đồ bảo hộ lao động.
Các ki đựng thành phẩm được xếp chồng lên nhau, bên cạnh là nguyên liệu sản xuất để ngổn ngang trong kho lạnh.
Khi tôi hỏi có khi nào cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tới đây kiểm tra không, một cô nhân viên nói: “Mỗi lần xuống đây kiểm tra là họ thông báo trước hết cả. Hôm đó cả lò tranh thủ dọn vệ sinh cho sạnh sẽ. Sau đó, ai cũng lo đeo đồ bảo hộ như mang ủng, khẩu trang, bao tay, đội mũ vào. Còn ông N. thì lo xách mấy thùng phẩm màu và đường hóa học đem đi giấu, chứ để đó họ phạt chết”. Sau khi kết thúc ngày làm, mọi người dọn dẹp qua loa rồi về. Tất cả dụng cụ làm kem xếp chồng lên nhau mà không được vệ sinh, cứ thế ngày mai tiếp tục làm lại. Ở lò kem này làm 3 loại kem chính: kem bò húc, kem sữa các loại và kem ký. Theo tôi tìm hiểu, những que kem này chủ yếu bán cho các xã miền núi ở Đà Nẵng và một vài người bán hàng rong. Cũng có nhiều người lấy kem ký về bán dọc các vỉa hè trong thành phố.Trong các loại kem, bẩn nhất là sản xuất kem ký. Đây là loại kem có cho vào nhiều nguyên liệu như: chuối, dừa nạo, đậu phụng,... mà các nguyên liệu đó đều không bảo đảm chất lượng vì để lâu ngày. Khi kem ký đông, nhân viên phải lấy chân giẫm lên khuôn mới rút kem ra được vì khuôn kem ký rất nặng. Chứng kiến cảnh đó, tôi ái ngại cho người tiêu dùng vì mùa hè các quán kem ký mọc lên như “nấm”.
Ở thành phố hiện nay có nhiều loại kem không rõ nguồn gốc, đem lại sự lo ngại cho người tiêu dùng. Trong khi đó, công tác kiểm tra những cơ sở như thế này thường theo kế hoạch và báo trước nên rất khó xử lý những vi phạm về vệ sinh thực phẩm. Chỉ có người tiêu dùng là lãnh đủ!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.