Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Trộm chó liên tỉnh: Đêm ở lò “hóa kiếp”
(13:14:00 PM 17/09/2012)
Không ở đâu tại miền Bắc, thịt chó nhiều hơn làng Cao Hạ (xã Đức Giang, huyện Hoài Đức - TP Hà Nội). Mỗi ngày, ít nhất hơn 400 chú chó được “hóa kiếp” tại đây, cung cấp 3-4 tấn thịt cho thị trường
Đêm. Tiếng chó sủa và kêu ăng ẳng khắp các con ngõ. Bước chân vào làng Cao Hạ, chúng tôi bị “ tra tấn” bởi mùi tanh, hôi thối và ngai ngái của phân chó cùng đủ thứ chất cặn bã khác. Trời đang nắng lại đổ mưa khiến cái mùi khó chịu đó cứ bốc lên nồng nặc. Đi quanh làng, ở các con mương, cống thoát nước ngập tràn lông chó và rác rưởi, nước đen kịt.
Làm bún nhưng phất lên nhờ… thịt chó
Trước đây, Cao Hạ nổi tiếng với nghề làm bún. Tuy nhiên, sau này nghề “hóa kiếp” chó mới thực sự giúp nhiều gia đình ở đây phất lên. Làng hiện có khoảng 30 hộ buôn bán thịt chó, trong đó có nhiều gia đình mấy đời làm nghề này theo kiểu cha truyền con nối. Có thể kể đến các chủ lớn như ông Cải, bà Phong Đỏ, bà Cảnh Sứ, ông Hai Chi, nhà Ngôn Thọ, ông Tu. Mỗi hộ này một ngày thịt ít nhất từ 30 - 40 chú chó, hôm đắt hàng có thể lên đến 130 con.
Tại quán chè đá trong làng, tôi gặp ông Tư, người quê làng Sơn Đông, xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa, một thợ mổ chó trong làng Cao Hạ. Ông Tư cho biết mỗi ngày, làng Cao Hạ thịt ít nhất từ 3-4 tấn chó. Bạn hàng muốn bao nhiêu cũng có, chỉ thông báo số lượng là làng này cung cấp đủ.
Những công đoạn rợn người
0 giờ ngày 5-9, chiếc ô tô tải chở hơn 10 lồng chó sống (mỗi lồng chứa khoảng 2 tạ chó) đỗ xịch ngay trước lò mổ của ông Tu. Ông Tu cầm đèn pin, đập cổng ầm ầm, hò hét đám thợ dậy mở cổng để khiêng chó xuống. Ba người đàn ông từ trên xe bước xuống, mở thùng xe rồi hò nhau khiêng chó vào chuồng. Tối nay, ông Tu thu gom được 5 tạ chó hơi để thịt, mai giao cho các mối.
Ông Tu là một trùm buôn chó ở làng Cao Hạ. Lò mổ của ông có 3 chuồng có diện tích khoảng 40 m2 để nhốt chó. Trong chuồng, lúc nào cũng sẵn vài tạ hàng. Khoảng 22 giờ hằng ngày, thời điểm các bạn hàng báo chốt số lượng cần lấy, ông sẽ chỉ đạo nhân viên chuẩn bị. Một giờ, người đàn ông tên là Duyên, gương mặt còn ngái ngủ, bật dậy, đi ủng và ra nhóm lò đun nước để chuẩn bị làm hàng. Ở lò mổ này, ngoài ông Duyên còn có 2 nhân viên nữa. Tối nay, họ sẽ thịt 40 con chó.
Chỉ trong nửa giờ, các “đồ tể” ở đây đã hoàn thành công đoạn đầu tiên đối với 40 chú chó. Chó được xách ra khỏi chuồng, vứt xuống nền xi măng ngay cạnh chuồng heo. Sau khi nhúng nước nóng, từng con được cho vào máy đánh lông, công đoạn này do một thanh niên tên là Linh đảm nhận. Đánh lông con nào xong, Linh lại vứt oạch xuống nền xi măng bẩn ngay trước mặt. 3 giờ sáng, mưa nặng hạt. Ông Tu giục Linh ra ngoài đường căng bạt, ôm rơm ra để thui. Chỗ thui chó là con đường mà hằng ngày người dân vẫn đi qua đây để ra ruộng. Phía trước mặt là khu chuồng heo. Ngay cạnh đó là mương nước để dẫn nước từ chỗ làm lông chó và từ khu chăn heo chảy ra, nước đen thui, đầy rác và thối kinh khủng.
Một lớp rơm được rải mỏng phía dưới, những chú chó đã được “hóa kiếp”, xếp thành hàng, một lớp rơm khác được phủ lên trên. Lúc này, bà chủ cũng đã đến để phụ thui chó cùng đám người làm công. Trời mưa mỗi lúc một to. Ông Tu vui ra mặt: “Chắc phải đập thêm chục con nữa, mai mát trời, hàng sẽ chạy!”. Gần 5 giờ, các bạn hàng đến, họ lao vào phụ một tay với nhà chủ và lựa những con chó ngon cho mình, cột chặt sau xe máy đưa đi khắp nơi.
Đáng sợ dồi chó!
Sau khi nhận hàng xong, một số bạn hàng của ông Tu nếu ai mua lòng về để làm dồi chó thì sẽ tranh thủ nhặt mấy cái cuống họng, phổi chó, mang ra bể nước cạnh lò mổ rửa qua loa rồi vứt vào cái máy xay thịt cáu bẩn đặt ở ngay trong bếp. Cái máy chạy ro ro, chỉ một loáng, những thứ thập cẩm đó đã bị nghiền nát và được cho vào túi bóng to đùng. Đây là nguyên liệu được nhồi vô bên trong bộ lòng để làm dồi chó.
Khi được hỏi vì sao không dùng bạt để lót bên dưới cho vệ sinh, ông Tu cười xuề xòa: “Nền sạch thế còn gì, làm gì bẩn, cần gì phải bạt. Chẳng có lò mổ nào ở đây làm sạch bằng chỗ này, anh nói thật đấy. Làm phải bảo đảm vệ sinh chứ. Các lò trong làng, chật chội và bẩn lắm!”.
Không biết lò mổ của ông Tu có sạch nhất trong số các lò mổ ở làng Cao Hạ hay không nhưng có một điều là suốt đêm hôm đó, không ít lần tôi phải che miệng hoặc quay đi chỗ khác để nôn ọe. |
Ý kiến bạn đọc về: Trộm chó liên tỉnh: Đêm ở lò “hóa kiếp”
-
nguyễn hồng thanh (14:21:04 PM 24/05/2015)Chó
Kiếp sau mấy người này sẽ thành chó và cũng sẽ bị đập đầu như chó
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.