Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
TPHCM: Thấy gì qua những “rào hoa” ở công viên 30.4?
(22:32:00 PM 27/10/2012)
Các chậu hoa, kiểng xung quanh vỉa hè công viên 30.4. Ảnh: Phan Quang |
Có một thực tế là so với rất nhiều thành phố khác, bộ mặt trung tâm TP.HCM của chúng ta không đẹp, thiếu thẩm mỹ, thiếu các khung cảnh lãng mạn. Thành phố thiếu tượng đài, thiếu các điểm nhấn trang trí ở những nơi công cộng, thiếu các trang trí tinh tế thú vị có quy mô nhỏ ở những nơi mà tầm nhìn dễ thấy. Mặc dù những năm gần đây tình hình đã khá hơn do được thành phố đầu tư cho trang trí rất đáng kể, nếu không nói là khá tốn kém, đặc biệt là vào những ngày lễ hội. Nhưng vấn đề là ở chỗ nếu không có tư duy thẩm mỹ và trí tưởng tượng của nhà chuyên nghiệp thì đưa đến tình trạng chi nhiều tiền nhưng lại kệch cỡm và phản cảm.
Tại công viên 30.4, người ta đã cho lắp đặt 490 chậu hoa, kiểng xung quanh vỉa hè công viên với kinh phí hơn 2 tỉ đồng. Các chậu hoa này có hình dáng giống như một cái ly nhựa với chân cao, được nối với nhau bằng những đoạn dây lòng thòng. Ngay sau khi lắp đặt, nhiều ý kiến của người dân, nhất là những người trong giới mỹ thuật đều cho là xấu, thậm chí là có phần phản cảm, chưa xứng với công viên nằm ngay trung tâm thành phố. Nếu cần thì có thể sử dụng dăm ba cái cho vui chứ không nên sử dụng đồng loạt hàng trăm cái giăng khắp các mặt công viên. Cho dù cái lý của người làm là các chậu hoa ngoài việc làm đẹp thì nó còn tạo thành một hàng rào nhằm hạn chế xe máy chạy lên vỉa hè công viên.
Thật ra công viên là một không gian mở, không nên rào hay che chắn lại bằng bất cứ hình thức nào. Việc ngăn người dân không chạy xe lên vỉa hè công viên nên sử dụng các biện pháp hành chính khác. Chính việc kết hợp hai trong một như thế đã tạo ra hình ảnh không đẹp. Hơn nữa, với lượng đất ít ỏi trong những “cái lư” đó thì không trồng được các loại cây đẹp, bề thế mà chủ yếu là loại cây cỏ thông dụng rẻ tiền như đã thấy.
Một chuyện tương tự là các bồn hoa trên hành lang bộ hành hai bên cầu Thị Nghè. Người sản sinh ra nó muốn tạo ra một hành lang xanh che nắng cho người đi bộ bằng các loại cây thân mềm bò trên các dàn khung sắt. Nhưng khổ nỗi, các bồn hoa này vừa xấu xí lại quá nhỏ bé nên lượng đất không nuôi nổi cây khiến cho cây còi cọc. Đáng tiếc hơn, chính những cái bồn này lại làm cản trở người đi bộ, trở thành nơi chứa rác và “trút bầu tâm sự” cho một số kẻ qua đường.
Có một lần vào dịp cuối năm, người viết và KTS Nguyễn Văn Tất, phó chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam ngồi ngắm đường Nguyễn Huệ và khu vực trung tâm thành phố từ trên tầng cao nhất của khách sạn Oscar. Anh Tất nói, vẻ đẹp của một trung tâm thành phố toát ra từ sự sang trọng, quý phái và thâm trầm của chính các công trình kiến trúc và bố cục không gian chứ không phải là từ các đồ trang sức giả. Lâu nay, chúng ta sử dụng quá nhiều các loại đèn màu xanh đỏ, trang kim lấp lánh làm mất đi vẻ cao sang của trung tâm hơn 300 năm tuổi. Đành rằng nó cũng cần nhưng chớ có lạm dụng quá. Và anh Tất còn nói thêm, giá như bớt một phần tiền đổ vào trang trí cho các loại lễ hội rầm rộ rồi sau đó thành rác, để chuyển cho các kiến trúc sư, các nhà điêu khắc, các hoạ sĩ, các nhà thiết kế trang điểm lại cho thành phố bằng các công trình vĩnh cửu thì thành phố đẹp quanh năm chứ không chỉ xanh đỏ, bọc kín giấy màu, che phủ mút xốp trong mấy ngày lễ hội. Một vài chuyện nhỏ như thế cho thấy công tác trang điểm đô thị ở thành phố chúng ta quá yếu, chưa khơi được nguồn cảm hứng của các kiến trúc sư, các nhà mỹ thuật, các điêu khắc gia. Những người đang làm đẹp thành phố thì có tiền, có quyền nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn, còn người có tài năng, có kiến thức thì hai bàn tay và túi rỗng!
“Nhằm giữ gìn trật tự đô thị”
Công viên 30.4 của TP.HCM hiện nay được bao lại bởi những chậu hoa có dây ngăn cách nên tụ điểm này ít người đến chơi hơn. Nhiều người cho rằng những chậu hoa này không khác gì những “lư hương” khiến công viên trở nên xa lạ. Tuy nhiên, quan điểm của sở Giao thông vận tải TP.HCM về việc này lại khác.
Theo ông Nguyễn Khắc Dũng, trưởng phòng quản lý công viên cây xanh, sở Giao thông vận tải TP. TP.HCM, đây là mô hình xã hội hoá nhằm tăng mỹ quan và trật tự đô thị cho công viên 30.4. “Đây là khó khăn, bức xúc của địa phương (quận 1) và đơn vị quản lý khi khu vực này nhiều năm rất nhếch nhác do hiện tượng mất trật tự khi nhiều người đậu xe, mua bán tại công viên. Không thể đổ lỗi cho việc công viên không có bãi gửi xe vì đây là công viên theo mô hình quảng trường. Người dân có nhu cầu gửi xe có thể gửi ở nhà văn hoá Thanh Niên hoặc Bưu điện TP.HCM đều cách đó không xa, nên nói không có chỗ để xe là không hợp lý ”, ông Dũng nói. Mặt khác, ông Dũng cũng cho biết, việc xả rác từ mua bán càphê, rải báo ngồi trên lối đi công viên hay trên cỏ (mà dư luận đã nhiều lần phản ảnh) đã giảm hẳn khi sở Giao thông vận tải TP.HCM triển khai các bồn hoa này; kể cả những người chạy xe vào lối đi công viên cũng không còn. Việc đặt những bồn hoa có dây thừng (thay vì là hàng cọc được sơn trắng, đỏ và dây xích sắt) nhằm tạo sự thân thiện, hài hoà với cảnh quan công viên và không làm ảnh hưởng đến du khách dạo chơi công viên.
Ông Huỳnh Kim Hoàng, giám đốc điều hành công ty TNHH đầu tư thương mại Bình Nam Bắc – đơn vị tài trợ các bồn hoa cho biết: tổng số tiền tài trợ là hơn 2,7 tỉ đồng bao gồm 2,1 tỉ đồng cho các bồn hoa (và phải sửa chữa, thay thế mấy lần cho các bồn bị xe ủi trúng) và 650 triệu đồng cho hệ thống ghế ngồi của công viên.
Mai Quốc Ấn |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.