Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
TPHCM: Nhức nhối tội phạm ở công viên
(13:17:41 PM 29/11/2012)
Dàn cảnh cướp giật tại công viên 23-9 chiều 7-11 (ảnh cắt từ video clip) - Ảnh: Sơn Bình |
Sau nhiều ngày có mặt ở hai công viên này, phóng viên đã chứng kiến nhiều vụ dàn cảnh trấn lột, cướp giật và trộm tài sản như chốn không người.
Dàn cảnh cướp giật
Bi hài trấn lột
Ngoài cướp giật, trấn lột, những người chơi thể thao, hóng mát ở công viên Phú Lâm thường xuyên bị các nhóm ma cô quấy rối, hù dọa.
Chính phóng viên trong vai người đi tập thể dục cũng bị một phụ nữ núp bên cạnh phòng bán vé cuối công viên kêu “anh ơi” rồi tụt quần xuống. Ngay lập tức một thanh niên đứng kế bên la lên: “Đ.M, nhìn “hàng” phải trả tiền”, chúng tôi giả vờ làm ngơ, đi băng qua đường Kinh Dương Vương tránh mặt... |
Khoảng 23g ngày 12-11, tại trạm xe buýt trước cổng công viên Phú Lâm, chúng tôi tấp vào công viên khi thấy gái “ăn sương” mời gọi. Đang trao đổi thì một nhóm thanh niên lao ra cùng hai xe ôm bên ngoài đứng quanh chúng tôi “nói chuyện”. Một tên trong nhóm túm ngực, bảo: “Chọc gái định bỏ đi, không đưa tiền tao giết mày...”.
Chúng tôi phải mở bóp đưa 300.000 đồng rồi năn nỉ nhóm “đàn anh” mới thoát được. Trước đó, lúc 19g ngày 10-11, khi giả dạng người nhà quê mới từ An Giang lên Sài Gòn, mang balô đi lại hướng nhà bán vé cuối công viên, chúng tôi liền bị một nhóm “ma cô” kéo vào một góc khuất, dùng dao bấm gí vào cổ. Bọn chúng ngang nhiên lục soát balô lấy 160.000 đồng, một tên trong nhóm trấn lột trước khi bỏ đi còn ngoái lại tát một cái vào đầu.
Tại công viên 23-9 (Q.1), khoảng 17g30 ngày 7-11, chúng tôi đặt balô ngồi tại ghế đá trong khu A công viên, cách chốt trực bảo vệ khoảng 40m. Lúc này, một cụ ông đi bộ sà vào ngồi cùng ghế, đưa mắt nhìn chiếc bóp trong túi quần chúng tôi hồi lâu rồi đi đến một nhóm thanh niên ngồi cuối đường Nguyễn Thị Nghĩa “báo cáo”. Khoảng năm phút sau, một phụ nữ trong nhóm dáng người gầy còm tiến đến định giật bóp, nhưng thấy chưa thuận tiện liền dùng tay cầm mảnh khăn trắng quay trên đỉnh đầu ra “ký hiệu” cho đồng bọn hỗ trợ.
Ngay lập tức, một thanh niên đội mũ lưỡi trai sùm sụp tiến lại gần, dù đang hút chưa đầy nửa điếu thuốc nhưng thanh niên này liền quăng đi và tiến đến chỗ chúng tôi mượn hộp quẹt. Thanh niên này tay mồi thuốc, miệng bắt chuyện tới tấp để kéo dài thời gian. Lúc này, người phụ nữ mặc áo hồng quay lại phía sau, khom người thò tay móc chiếc bóp nhẹ nhàng, bỏ vào trong áo khoác quấn lại rồi đi nhanh về hướng cuối công viên băng sang đường Phạm Ngũ Lão lẩn trốn. Thoáng thấy đồng bọn “ăn xong”, tên thanh niên vỗ vai chúng tôi, nhanh chóng đi thật nhanh rời khỏi công viên. Đáng nói là suốt thời gian hơn nửa giờ chúng tôi bị dàn cảnh cướp giật, có rất nhiều người tập thể dục, đi lại trong công viên thấy rõ nhưng đều làm ngơ, không dám hé răng báo cảnh giác.
Cũng tại công viên 23-9, khi màn đêm xuống, chúng tôi còn chứng kiến không ít vụ trộm cướp liều lĩnh. Khoảng 22g ngày 6-11, chúng tôi vờ đón xe đi Khánh Hòa thăm bạn tại bến xe Phạm Ngũ Lão. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi ngồi bên vệ đường công viên cùng túi xách laptop kế bên, bất ngờ có một thanh niên đi bộ trên đường Phạm Ngũ Lão tiến thẳng đến giật túi xách đi nhanh ra xe cho đồng bọn rú ga bỏ chạy trước sự ngơ ngác của nhiều người. Bà Phương (50 tuổi, ngụ P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) đang tập thể dục nhịp điệu bức xúc kể: “Tập thể dục khoảng một giờ mà có lúc tôi chứng kiến 4-5 vụ trộm cướp, có khi người ta mang dép đắt tiền ngồi nghỉ mát cũng bị họ tháo gỡ ngay trong chân rồi bỏ chạy sang đường”...
Phân chia “lãnh địa”
Theo điều tra, băng nhóm thực hiện vụ dàn cảnh cướp giật trên tại công viên 23-9 liên quan đến nhóm Mai “lé”, Hồng, Tuấn... Ngoài ra, còn nhiều đối tượng mới tụ tập về đây “kiếm sống”, chia làm ba nhóm: một nhóm hoạt động chủ yếu trên địa phận khu A, một nhóm hoạt động trên địa phận khu B và một nhóm “già neo đơn” bao gồm những người nghiện ngập tuổi xế chiều, chuyên đi “tuần” dọc đường Lê Lai trộm tài sản lặt vặt như giày, dép, mũ bảo hiểm... của những người tập thể dục mỗi chiều tối. Phần lớn họ đều có tiền án về tội trộm cướp và sử dụng ma túy, không ít lần bị bắt quả tang nhưng sau đó vẫn quay lại nơi ghế đá công viên chờ người đi đường sơ hở để ra tay.
Tại công viên Phú Lâm, những đối tượng trộm cướp lang thang quen mặt như nhóm của Phấn (Đắk Lắk), Lâm (Tiền Giang), Nhân (Hậu Giang, còn gọi “gà”)... hoạt động mạnh tay tại đây, đồng thời sẵn sàng tủa ra “ăn bay” trên những tuyến đường thuộc địa bàn các quận 5, 6, Bình Tân. Hiện Phấn, Lâm đã bị bắt về hành vi cướp giật tài sản, Nhân cũng liên quan đến vụ mâu thuẫn với nhóm giang hồ mới nổi người Hải Phòng trong công viên.
Sau thương lượng không thành, cuộc “quyết đấu” giữa hai nhóm mới đây tại một con hẻm trên địa bàn P.An Lạc (Q.Bình Tân) vào đêm 24-9 khiến một người chết và một người bị thương... Hiện nhóm người mới “lấy số” sống quanh công viên là cùng dòng họ quê Hải Phòng như Trọng, Vằn, Nhung... thường liên kết với giới xe ôm quanh công viên, gái “ăn sương” để lấy tiền bảo kê hoặc “làm thịt” khách mua dâm sau khi chiêu dụ khách vào được khách sạn quanh công viên...
Thu gom không xuể
Thượng tá Ngô Văn Thêm, phó trưởng Công an Q.6 (TP.HCM), cho biết công viên Phú Lâm là địa bàn phức tạp khi nằm ở khu vực giáp ranh giữa Q.6 và Q.Bình Tân, đồng thời là cửa ngõ bến xe miền Tây nên nhiều đối tượng lang thang tụ tập, vừa dẹp nhóm này thì nhóm khác manh nha xuất hiện. Trong năm qua, công an quận đã gom 31 đối tượng mại dâm, 295 đối tượng sống lang thang (phần lớn dính ma túy) đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, hiện các trung tâm không tiếp nhận những đối tượng như trên khiến một số đối tượng lang thang tìm về chốn cũ tụ băng tụ nhóm. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.