»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:18:57 PM (GMT+7)

Tiếng kêu cứu từ người dân làng giấy Bắc Ninh Tin ảnh

(08:47:59 AM 11/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Nổi tiếng với nghề sản xuất giấy truyền thống, nghề giấy đã giúp cho người dân Phong Khê (TP. Bắc Ninh, Bắc Ninh) có cuộc sống đầy đủ hơn, song cũng là nguyên nhân khiến người dân tại địa phương phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng ngiêm trọng.

Mọi[-]ngõ,[-]phố[-]đều[-]ngổn[-]ngang[-]than[-]củi,[-]giấy[-]vụn[-]từ[-]khắp[-]mọi[-]nơi[-]tập[-]kết[-]về[-]là[-]những[-]thứ[-]để[-]Người[-]ta[-]nhớ,[-]sợ[-]và[-]ớn[-]lạnh[-]mỗi[-]khi[-]nhớ[-]về[-]Phong[-]Khê.

Mọi ngõ, phố đều ngổn ngang than củi, giấy vụn từ khắp mọi nơi tập kết về là những thứ để Người ta nhớ, sợ và ớn lạnh mỗi khi nhớ về Phong Khê


Giàu chưa hẳn đã sướng


Chỉ chục năm về trước Phong Khê vẫn còn bình yên với ao sen đầu làng, nước trong mát, những con đường rợp bóng cây xanh, không khí trong lành, thoáng đãng của một vùng quê nghèo bình dị, ấy vậy mà về Phong Khê hôm nayngười ta chẳng còn nhận ra hình hài của Phong Khê ngày xưa nữa. Phong Khê ngày nay đã giàu, giàu có với tiền bạc, vật chất và cũng giàu có những thứ bệnh tật, ô nhiễm cái giàu mà ra. Mùi khói khét lẹt thoát ra từ các ống xả, mùi hóa chất nồng nặc chảy ra từ các cống, rãnh thoát nước. Đường làng náo nhiệt bởi hàng trăm xe ô tô lớn nhỏ chở phế thải đi về. Mọi ngõ, phố đều ngổn ngang than củi, giấy vụn từ khắp mọi nơi tập kết về là những thứ để Người ta nhớ, sợ và ớn lạnh mỗi khi nhớ về Phong Khê.


Ngoài nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải chứa hóa chất tẩy rửa trong sản xuất, các sơ sợi giấy mủn và màu không được xử lí thải trực tiếp ra môi trường, ngấm xuống đất và thải trực tiếp ra sông, hồ. Không khí cũng ngột ngạt, độc hại do các doanh nghiệp tái chế giấy thường sử dụng rác thải công nghiệp, vải vụn làm chất đốt cho lò hơi. Hàng ngày khí thải từ các lò hơi không ngừng xả thẳng ra môi trường, gây nguy hại đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực.


Sông Ngũ Huyện Khê, trước đây vốn trong xanh, là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu vực, nhưnghiện nay nó đã trở thành con sông "chết”, tất cả các chất thải của các cơ sở sản xuất giấy đều được xả thẳng ra cống, chảy trực tiếp ra con sông Ngũ Huyện Khê, kèm theo là các loại rác thải chất đống thành từng gò cao, trải dài khắp bờ sông. Nước sông đen đặc và bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.


Theo số liệu của cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, hiện hàng ngày, làng tái chế giấy Phong Khê thải ra môi trường khoảng 4.500 - 5.000m3 nước thải chứa lượng độc tố cao gấp hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép như: Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn từ 4,5 - 11 lần; hàm lượng COD cao hơn từ 8 - 500 lần; hàm lượng Pb cao hơn 5,5 lần… Kết quả phân tích của đơn vị quan trắc địa phương cũng cho thấy, hầu hết các chỉ số ô nhiễm môi trường trong mẫu bùn ở đáy sông Ngũ Huyện Khê, đoạn đi qua làng nghề Phong Khê đều cao hơn so với đoạn trước khu vực làng nghề từ 1 - 2 lần, có đoạn vượt từ 6,8 - 8 lần, thậm chí hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.Cả làng nghề giấy Phong Khê đang bị bao trùm bởi ô nhiễm.

 

hiện[-]hàng[-]ngày,[-]làng[-]tái[-]chế[-]giấy[-]Phong[-]Khê[-]thải[-]ra[-]môi[-]trường[-]khoảng[-]4.500[-]-[-]5.000m3[-]nước[-]thải[-]chứa[-]lượng[-]độc[-]tố[-]

Hàng ngày, làng tái chế giấy Phong Khê thải ra môi trường khoảng 4.500 - 5.000m3 nước thải chứa lượng độc tố


Thay vì kêu cứu hãy tự cứu mình


Với hơn 90% số hộ dân của xã làm nghề giấy, sản xuất ra đủ các chủng loại giấy từ giấy thùng carton, giấy in, giấy báo, cho tới giấy ăn, giấy vệ sinh. Trong đó có 184 doanh nghiệp đã đầu tư 250 dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp hiện đại, còn lại chủ yếu là những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình.  Mỗi năm, làng giấy Phong Khê cung cấp ra thị trường 250 ngàn tấn giấy. Đem lại công ăn việc làm và nguồn thu không nhỏ cho người dân Phong Khê. Nghề giấy giúp người dân Phong Khê làm giàu, nhưng lại đang “bức tử” môi trường nơi đây.


Chịu trách nhiệm đầu tiên đối với tình trạng ô nhiễm môi trường phải nói đến các doanh nghiệp, chủ cơ sỏ sản xuất, họ là những người trực tiếp gây ra và cũng chính là những người dân phải sống trong môi trường ấy, song dường như họ vẫn bị mù mắt bởi đồng tiền, chưa lường được hết những hậu quả mà mình, con cháu mình sẽ phải chịu trong tương lai không xa. Bất chấp kiếm tiền, bỏ mặc môi trường xong rồi lại kêu la môi trường quá ô nhiễm chỉ như một hành động “Vừa ăn cắp vừa la làng” mà có lẽ thay vì than khổ, kêu cứu thì người Phong Khê cần phải thay đổi để tự cứu lấy chính mình.


Nói gì thì nói, trước hết chủ doanh nghiệp phải được học cách yêu môi trường. Và chỉ khi nào họ đừng quá chạy theo tiền bạc dẫn đến coi thường chính mạng sống của mình thì may ra công tác bảo vệ môi trường mới có hướng cải thiện tích cực.

HÀ PHƯƠNG (hanoi@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiếng kêu cứu từ người dân làng giấy Bắc Ninh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI