Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ bảy, 18/01/2025, 18:25:05 PM (GMT+7)
Thủy điện xả lũ, dân tình khốn đốn
(10:31:08 AM 09/09/2018)(Tin Môi Trường) - Trong các đợt mưa lũ vừa qua, việc hàng loạt thủy điện ồ ạt xả lũ khiến hàng ngàn hộ dân ở tỉnh Nghệ An chịu tổn thất nặng nề
>> Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện >> Yêu cầu các công ty vi phạm về khai thác khoáng sản tại hồ Thủy điện Ialy ngừng hoạt động >> "Cát tặc" lộng hành trên lòng hồ Thủy điện Ialy >> Xói lở đe dọa 2 nhà máy thủy điện ở Đắk Nông >> Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
Những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9-2018 vừa qua, người dân các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương... của tỉnh Nghệ An đã phải đối diện liên tiếp với những trận mưa, lũ lớn.
Lũ chồng lũ khiến hàng ngàn nhà dân bị sạt lở, hoa màu ngập úng, công trình giao thông, thủy lợi bị nước lũ cuốn trôi, thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng. Điều bất thường là lũ lớn không chỉ do mưa to mà là do nước lũ từ Lào đổ về kết hợp với việc điều tiết xả lũ theo quy trình liên hồ chứa giữa các thủy điện chưa hợp lý.
Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, cho rằng trong đợt mưa lũ vừa qua, huyện Kỳ Sơn chịu tổn thất nặng nề, hàng trăm tỉ đồng. Một phần nguyên nhân là vì các thủy điện tích nước, không chủ động điều tiết xả lũ nên khi nước lũ từ Lào đổ về thì ồ ạt xả gây ra cảnh lụt lội, sạt lở.
Việc các thủy điện ồ ạt xả lũ góp phần gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Nghệ An
Tại huyện Tương Dương, các thủy điện Bản Vẽ (320 MW), Khe Bố (100 MW) xả lũ kỷ lục trên 4.200 m3/giây đã khiến nhiều bản làng bị cô lập trong nước lũ nhiều ngày. Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, cho biết lãnh đạo huyện đã làm việc với bên thủy điện Khe Bố để có phương án thống nhất trong việc đền bù và hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại. Kết quả phía thủy điện đã hỗ trợ ban đầu cho mỗi hộ dân bị ảnh hưởng với mức... 1 triệu đồng.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, thừa nhận quy trình xả lũ của các nhà máy thủy điện còn bất cập. Theo ông, lẽ ra trong đợt mưa lũ vừa qua, các thủy điện không nên tích nước ở cao trình 65 m rồi mới xả mà việc này cần làm lúc ở cao trình 63 m. Hồ thủy điện Bản Vẽ cũng phải giãn thời gian tích nước sau ngày 1-9 và kéo dài đến ngày 15 hoặc 20-9, lúc đó mới được tích nước lên cao trình 200 m, như vậy mới tăng khả năng điều tiết lũ. "Những bất cập trên chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan" - ông Hiếu nói.
Hiện nay, Nghệ An có 32 dự án thủy điện đã được quy hoạch, trong đó có 12 dự án đã vận hành và phát điện. Bên cạnh những lợi ích kinh tế thì việc phát triển ồ ạt thủy điện đã tạo ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Đó là chưa nói nhiều dự án thủy điện bị quy hoạch treo, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng ngàn hộ dân.
Điển hình như huyện Kỳ Sơn, đến nay có 10 dự án thủy điện được phê duyệt với tổng công suất trên 600 MW. Trong đó, dự án thủy điện Mỹ Lý đã quy hoạch hàng chục năm nay nhưng hiện vẫn chưa triển khai, khiến cuộc sống của gần 4.000 người dân trong vùng bị xáo trộn. Vì vậy, UBND huyện Kỳ Sơn đã kiến nghị thu hồi dự án thủy điện này.
Huyện Quế Phong cũng đang triển khai 10 dự án thủy điện. Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, lo lắng: "Để xây dựng các nhà máy thủy điện này, hàng ngàn hộ dân phải di dời nhà cửa, nhường hết đất sản xuất để chuyển tới các nơi tái định cư. Chuyển tới nơi ở mới, người dân thiếu đất sản xuất nên hiện cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn".
Đức Ngọc (báo NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.