Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thay đổi trong công tác vệ sinh môi trường ở xã Phương Độ, Hà Giang
(17:13:20 PM 19/12/2011)
Nhiều người dân xã Phương Độ (TPHG) được sử dụng nước sạch, tiếp cận với các điều kiện vệ sinh môi trường. |
Rất nhiều thôn, nhất là ở các thôn vùng cao như Nà Thác, Khuổi My, Lùng Vài... việc nuôi nhốt gia súc trong gầm sàn trở thành tập tục không dễ thay đổi. Nhiều nơi người dân vẫn làm chuồng gia súc ngay trước cửa nhà, không sử dụng công trình vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến sự trong lành của môi trường sống. Nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác vệ sinh môi trường, xã Phương Độ (TPHG) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác vệ sinh môi trường ở nông thôn.
Thời gian qua, ngoài việc đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt, xã Phương Độ đã chú trọng tuyên truyền, xây dựng các mô hình điểm về công trình vệ sinh, điểm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, hàng năm xã đã dành nguồn kinh phí đáng kể cho hoạt động liên quan đến vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp. Bằng nguồn vốn từ Chương trình xây dựng nông thôn mới, cùng sự hỗ trợ của Trung tâm Nước sạch, vệ sinh môi trường của tỉnh, xã đã triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình cung cấp nước sinh hoạt, công trình vệ sinh cho người dân, các trường học trên địa bàn. Bên cạnh đó xã đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, thông qua các buổi họp thôn để quán triệt, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ý thức ăn, ở hợp vệ sinh, gìn giữ môi trường xung quanh. Nhiều buổi sinh hoạt, phổ biến về chương trình xây dựng nông thôn mới, vệ sinh môi trường nông thôn được tổ chức ở các thôn đã thu hút sự tham gia của hàng trăm hộ dân. Tại mỗi buổi sinh hoạt, tập huấn, các hộ dân được trang bị kiến thức về kỹ thuật xây dựng công trình nhà vệ sinh, hố xử lý chất thải chuồng trại gia súc và một số kiến thức về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Xã cũng thường xuyên tổ chức họp dân tại các thôn để phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường làng, xã, vệ sinh cá nhân, công tác quản lý, vận hành và xử lý các công trình cấp nước; thành lập tổ quản lý, vận hành, sử dụng nước. Việc tổ chức triển khai, quán triệt mô hình điểm đến từng hộ dân, người dân đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn. Qua đó việc chăn nuôi gia súc gần nhà làm mất vệ sinh đã được xóa bỏ, nhiều hộ gia đình đã chủ động tự xây dựng công trình nhà vệ sinh, xây bể nước sạch; đến nay toàn xã Phương Độ có khoảng 70% hộ gia đình được sử dụng nước sạch; có 501hộ/800 hộ có đủ 3 công trình hợp vệ sinh.
Nhằm giúp xã Phương Độ tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân trong công tác vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm Nước sạch, vệ sinh môi trường tỉnh đang khảo sát và dự kiến sẽ đầu tư xây bể nước, làm đường ống dẫn nước phục vụ cho khoảng 115 hộ dân ở thôn Hạ Thành, một số trường học và trụ sở UBND xã. Các công trình mới tiếp tục được đầu tư xây dựng sẽ nâng thêm số hộ dân được tiếp cận với nguồn nước sạch, các điều kiện vệ sinh môi trường. Cùng với việc mở rộng đầu tư, nâng cấp một số công trình nước sạch, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh, xã Phương Độ đang tích cực vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân xây dựng mô hình công trình vệ sinh để nhiều người dân hiểu được ý nghĩa, tác động của việc thực hiện vệ sinh đối với sức khỏe con người. Qua đó góp phần tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cộng đồng về sử dụng nước sạch, thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn, đưa xã Phương Độ trở thành xã điểm, đi đầu của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.