»

Thứ sáu, 22/11/2024, 18:49:00 PM (GMT+7)

Sống chung với chuột Tin ảnh

(20:59:41 PM 02/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Kênh Tân Trụ (P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM) hứng chịu phân của hàng trăm con bò, con heo thải xuống mỗi ngày. Nước kênh đen ngòm không tôm, cá nào sống nổi ngoài chuột. Chuột nhiều kinh khủng.

 

Trước năm 1990, kênh Tân Trụ còn trong, xanh; cá rô, cá chốt còn có thể sống được. Nhưng hiện nay, con kênh này hứng toàn bộ nước thải của khu vực sân bay Tân Sơn Nhất; các cơ sở làm bún, nhuộm vải và hàng trăm thứ “hầm bà lằng” của các hộ dân thông qua hệ thống ống cống dẫn ra kênh.

 

Dọc kênh Tân Trụ, nhiều hộ chăn nuôi heo, bò cũng góp phần “bức tử” con kênh bằng cách đổ phân thẳng xuống kênh.

chuột,[-]ô[-]nhiễm,[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường,[-]kênh[-]Tân[-]Trụ
Chuột đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân sống dọc kênh Tân Trụ (Q.Tân Bình, TP.HCM)

 

Động vật có thể sống và “sống khỏe” tại đây chính là chuột. Chuột xuất hiện thành từng đàn; con nhỏ thì bằng nắm tay, to thi bằng bắp tay. Chuột bò từ đường cống, đường hầm cầu vào nhà dân “tàn phá”.

 

Ban đầu, để “chống chọi” với bầy chuột, nhiều hộ dân nghĩ ra cách lấy đá lớn chặn ống cống nhưng chỉ được một thời gian, chuột lại phá và tiếp tục quay vào nhà dân kiếm thức ăn, cắn phá đồ đạc.

 

Chịu không thấu, người dân lại tìm cách “sống chung với chuột”. Hằng đêm, họ để những chảo thức ăn dư thừa về phía bờ kênh để mời các “ông chuột” nhấm nháp. Chuột no sẽ "không thèm" vào nhà.

 

Ông Năm Ú chuyên bẫy chim về bán (nhà tại đường Cống Lở) kể, có một đêm chuột tấn công làm chết, bị thương gần 100 con chim sẻ.

 

Tại đoạn kênh Tân Trụ (đi qua khu phố 8), có người một đêm bắt được gần 10 kg chuột về cho trăn ăn...

chuột,[-]ô[-]nhiễm,[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường,[-]kênh[-]Tân[-]Trụ
Buổi sáng, bà Nguyễn Thị Chi, đường Nguyễn Phúc Chu (Q.Tân Bình, TP.HCM) lại dùng cuốc đi lung sục chuột

chuột,[-]ô[-]nhiễm,[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường,[-]kênh[-]Tân[-]Trụ
Những người đi "lùng" chuột

chuột,[-]ô[-]nhiễm,[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường,[-]kênh[-]Tân[-]Trụ

chuột,[-]ô[-]nhiễm,[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường,[-]kênh[-]Tân[-]Trụ
Chuột bò vào nhà dân thông qua đường cống và quấy phá

chuột,[-]ô[-]nhiễm,[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường,[-]kênh[-]Tân[-]Trụ

chuột,[-]ô[-]nhiễm,[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường,[-]kênh[-]Tân[-]Trụ
 Chịu không thấu, bà Nguyễn Thị Tía (ảnh), nhà ở địa chỉ hẻm 223/9 Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q.Tân Bình phải dùng đá chắn đường cống, đường bồn cầu... Tuy vậy, chuột vẫn có thể xâm nhập nhà của bà

chuột,[-]ô[-]nhiễm,[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường,[-]kênh[-]Tân[-]Trụ 

 

chuột,[-]ô[-]nhiễm,[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường,[-]kênh[-]Tân[-]Trụ
Chuột bò nghênh ngang khắp nơi, cắn phá mọi thứ mà chúng gặp

 

chuột,[-]ô[-]nhiễm,[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường,[-]kênh[-]Tân[-]Trụ
Chịu không thấu, người dân phải để thức ăn mời các "ông Chuột"

(Nguồn: TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sống chung với chuột

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI