Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Sợ đồ bẩn: Rau dại, cá đồng lên ngôi
(14:36:58 PM 03/07/2012)
Tiểu thương "săn" rau dại, cá đồng
Dạo qua một số chợ bán lẻ cũng như chợ cóc trên địa bàn Hà Nội, gần đây, nhiều sạp rau xanh xuất hiện các loại rau dại như dền cơm, cải đồng, hoa thiên lý đến những loại thực phẩm như cá rô đồng, cá diếc, tôm rong, cá tép mương... Lạ là, những sạp rau này luôn tấp nập khách, mặc dù số lượng thực phẩm này có hạn và không phải sạp nào cũng có để bày bán.
Chị Nguyễn Thị Loan, một tiểu thương chuyên bán cá tại chợ cóc gần khu tập thể Thông tin trên phố Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết: "Cá diếc, tôm rong, tép mương, lươn đồng, ếch đồng... không phải là những mặt hàng sẵn có, lấy về bán lúc nào cũng được".
Theo chị, những loại thực phẩm được gọi là cá, tôm đồng bày bán ở chợ thường do dân vùng quê đi đánh lưới ở những kênh mương về rồi được tiểu thương hay thương lái đến tận nơi gom hàng, chuyển nên thành phố nên số lượng không có nhiều và không đều. Hầu hết đó chỉ là vài "tấm", "món" - theo cách gọi dân dã.
Các loại cua, tôm, cá, ếch, lươn... được đánh bắt ở đồng đang được coi là những thực phẩm sạch.
Chị Loan chia sẻ: "Để có hàng như thế bán mỗi ngày, chị và hầu hết các tiểu thương khác tại phải lặn lội về tận vùng ngoại thành, chợ quê ở mấy tỉnh lân cận nhờ người gom hàng. Mỗi lần đi như vậy hàng cũng chỉ đủ bán buổi sáng".
"Không ít người để có hàng bán đã lân la làm quen với các thương lái chuyên gom hàng tại quê để hớt tay trên", chị Loan cho hay.
Tương tự, chị Nhã bán rau ở chợ Bưởi (Ba Đình, Hà Nội), kể rằng: "Rau thì đầy chợ nhưng vẫn ế. Dạo này rau dại vào cầu, người dân tìm mua về nhiều hơn hẳn, vì thế thường cháy hàng. Chính vì vậy tiểu thương các chợ thi nhau về quê săn những loại rau dại hay đặt hàng một số nhà dân ở các tỉnh lẻ rồi 2-3 ngày về gom một lần, chuyển lên Hà Nội bán".
Theo lời chị Nhã, các loại dền cơm, cải đồng, hoa thiên lý nay rất hiếm. Để có hàng bán mỗi ngày, chị phải về tận xã Minh Trí (Sóc Sơn, Hà Nội) nhờ người họ hàng xa ở đây gom hàng tại các chợ rồi mua lại. Có những tiểu thương còn chấp nhận đi 60-70km để săn bằng được các loại rau dại về bán.
Các tiểu thương cho rằng, những loại rau này thường mọc dại ở bờ ruộng hay bờ ao, không có bất cứ loại thuốc trừ sâu nào. Họ khẳng định đó là "rau sạch 100%". Riêng hoa thiên lý thường được người dân ở quê làm giàn trồng trước nhà lấy bóng mát rồi tận thu hoa đem bán nên cũng an toàn tuyệt đối.
Bà nội trợ: Đắt cũng mua
Để bữa cơm gia đình được an toàn, nhiều bà nội trợ thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm và chấp nhận bỏ ra số tiền gấp nhiều lần bình thường để mua các thực phẩm sạch tại chợ.
Bác Nguyễn Thu Thủy ở thôn Hoàng, xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội), cho hay, "nghe báo đài ra rả nói về thực phẩm nhiễm độc, tôi cũng thấy sợ và hạn chế mua về. Nhà tôi chuyển sang dùng thực phẩm sạch là những loại rau dại, cá đồng cho yên tâm".
Nhiều bà nội trợ chấp nhận bỏ ra số tiền gấp nhiều lần bình thường để mua các thực phẩm sạch tại chợ.
Tuy nhiên, theo bác Thủy, giá các loại rau dại thường đắt gấp 3-4 lần rau bình thường. Đơn cử, giá một mớ rau dền cơm thường 4.000-5.000 đồng, nhà nào 4 khẩu ăn thì phải hai mớ mới đủ bữa. Trong khi đó, nếu chọn mua rau dền thường giá chỉ 2.000-3.000 đồng/mớ, mua một mớ một bữa ăn thoải mái. Hay hôm nay đổi món, bác Thuỷ mua hoa thiên lý về xào đã phải chi tới 35.000 - 40.000 đồng, đắt hơn nhiều so với các loại rau xanh bình thường.
Cùng quan điểm với bác Thủy, chị Kim Nhung ở ngõ 1050 Đường Láng cũng cho biết, ngoài chuyện đảm bảo không độc hại, là thực phẩm sạch... các loại rau dại, cá đồng còn tương đối ngon, lạ miệng nên những thành viên trong gia đình khá thích. Vì thế, tuy giá hơi đắt nên chị vẫn thường xuyên chọn mua.
Chị Ngọc Lan, một tiểu thương chuyên bán rau tại chợ Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội), thừa nhận, vào dịp này, nguồn cung những loại rau dại, cá đồng đang khan hiếm do phụ thuộc vào thời tiết, số lượng kiếm được; trong khi đó, nhu cầu của người dân lại tăng cao nên tiểu thương thường đẩy giá lên rất nhiều, thậm chí tăng gấp đôi.
Ghi nhận của PV tại chợ Cổ Nhuế, giá các loại rau dại đang ở mức cao chót vót. Hiện rau dền cơm có giá 4.000 đồng/mớ, cải đồng giá 2.000 đồng/lạng, hoa thiên lý 80.000 đồng/kg... Các loại cá đồng tuy không tăng giá mạnh như mặt hàng rau dại nhưng giá cũng khá cao. Tại chợ, cá diếc giá 45.000 đồng/kg, cá tép mương 50.000 đồng/kg, tôm rong giá 180.000 đồng/kg, cua đồng giá 140.000 đồng/kg, hến 15.000 đồng/kg...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.