Theo chân cá đồng vùng nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa ra chợ
(13:00:50 PM 02/12/2015)Sau nhiều ngày mật phục, phóng viên đã làm rõ tung tích một nhóm người thường xuyên vào vùng được cảnh báo ô nhiễm dioxin cực nặng ở sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) bắt cá ở đây rồi đem bán.
Đội quân bắt cá chuyên nghiệp đột nhập vào hồ nước nhiễm dioxin nặng trong sân bay Biên Hòa đánh bắt
“Đội quân” chuyên nghiệp
Sáng thứ 7 ngày 29-11, dù mới 6g giờ 30 phút nhưng đội quận bắt cá vùng nhiễm dioxin đã xuất hiện. Họ khoảng 20 người, đi xe máy, mặc quần áo kiểu công nhân lao động, mang theo ăc quy, bộ kích điện, các bao tải.
Sau khi cùng gửi xe máy tại một nhà dân bên đường, có vẻ như đã quen thuộc, nhóm người đàn ông này bắt đầu lần lượt leo qua “cầu” là một cây gỗ nối từ một cây xanh bên đường lên tường rào sân bay, cao gần 3m. “Cầu” đã mòn nhẵn do có người trèo, được chằng buộc chắc chắn bằng những sợi dây thừng, còn hàng rào thép gai khu vực này đã bị phá, bẻ quặt xuống.
Chỉ trong thoáng chốc, cả nhóm người đã lọt vào bên trong. Lúc này, lại gần quan sát, chúng tôi trông thấy bên trong là những ao hồ rộng mênh mông. Đây là vùng ao hồ cách ly, được cảnh báo là điểm tích tụ dioxin nặng nhất ở khu vực sân bay.
Chỉ khoảng vài phút sau, cả khu vực ao hồ đã rải đầy người đánh bắt cá. Họ chia thành từng tốp, dùng kích điện để đánh cá. Cứ khoảng 1 giờ, một người trong nhóm lại leo ra ngoài để đổi bình ắc quy điện. Những bình ắc quy này được họ nạp điện ở chính căn nhà nơi mà họ gửi xe máy khi mới tập kết đến đây.
Sau khi "thu hoạch' cá từ sáng đến 15 giờ chiều, đội quân này vượt rào ra về mang theo hàng trăm kg cá ở hồ được cảnh báo cực kỳ nguy hiểm do nhiễm chất độc dioxin
“Họ làm việc cần mẫn, hầu như tuần nào cũng xuất hiện ở đây vào các ngày cuối tuần, chúng tôi cảm thấy việc họ đánh bắt cá ở đây thật đáng sợ nhưng không có ai cản họ cả”- những người dân sống trong khu vực này cho biết với đầy vẻ lo ngại.
Họ là ai?
Các "thợ săn" rời nơi tập kết sau khi chia chác sản phẩm tại một khu trọ ở tỉnh Bình Dương
Để làm rõ nhóm người trên là ai, ở đâu, chúng tôi chờ đến lúc “đội quân” này kết thúc ngày làm việc.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, nhóm này mới dừng công việc và gom chiến lợi phẩm là 2 bao tải cá nặng hàng trăm ký leo tường ra ngoài.
15 phút sau, những người này mang theo sản phẩm đi cùng nhau hướng về cầu Hóa An rồi trực chỉ tỉnh Bình Dương.
Dường như cảm nhận được có người theo dõi nên khi vừa qua cầu Hóa An, cách nơi đánh bắt cá chưa đầy 1 km, nhóm này bắt đầu tăng tốc và chia ra từng tốp đi theo nhiều hướng.
Lúc này, chúng tôi kịp ghi lại một vài số xe 61Z4-4333, 62N-7986… và quyết định bám theo hai người chở nhau trên một xe máy và bao tải sản phẩm lớn. 2 người này chạy vào một ngôi chợ, vòng vèo qua nhiều ngõ hẻm, đường ngang lối tắt, qua nghĩa trang hoang vắng.
Tuy nhiên, khi đã cách khu vực sân bay Biên Hòa khoảng hơn 20 km những người trong nhóm từ nhiều hướng tụ lại. Cùng đi thêm khoảng 3 km nữa, họ cùng tập kết tại một dãy nhà trọ ở khu phố Tân Thắng, phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Khoảng 30 phút sau, những người này chia nhau xong sản phẩm và mang đi, tản mỗi người mỗi hướng.
Chúng tôi bám theo 2 người, họ về một căn nhà xập xệ ở ngã 3 Tân Bình, thị xã Dĩ An. Những người trong nhà đón họ, và lập tức phân loại cá đổ ra chậu, đem bán. “Mua đi, cá đồng tự nhiên ngon lắm”, người phụ nữ trong căn nhà xập xệ vừa bày các sản phẩm vừa chào hàng.
Để tránh nghi ngờ, chúng tôi đã nhờ người đến nhập vai mua cá và được biết tên một trong hai người đánh bắt cá trở về đây là An, còn nhóm người cùng đi đánh bắt cá là anh em bạn bè đến từ tỉnh Sóc Trăng. “Chúng tôi lên đây làm công nhân, cuối tuần thì đi đánh bắt cá đem bán”- người tên An cho biết.
Mua bán đắt hàng!
2 thành viên trong nhóm đưa cá về bày bán ở lề đường ngã 3 Tân Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Khu vực 2 thành viên trong nhóm bắt cá đem về bán là ngã 3 Tân Bình, nằm cách trụ sở Công an phường Tân Bình khoảng 400 m. Đây là khu dân cư tấp nập người qua lại.
Ngay sau khi chứng kiến cảnh cá từ hồ nước nhiễm dioxin nặng được đem bán, chúng tôi vội báo cho vài người mua cá và những người xung quanh về tình trạng trên và đến trụ sở Công an phường Tân Bình để báo tình hình.
Vậy mà, chỉ 30 phút sau quay lại, chậu cá khoảng hơn 20 con, mỗi con từ 1-2 kg đã được bán sạch. Lúc này, chúng tôi lật bài ngửa: “Các anh có biết cá được bắt ở vùng cảnh báo nhiễm độc nặng không, sao lại đem bán cho người ta”? Người đàn ông ấp úng: “Chúng tôi chỉ bắt về ăn, thỉnh thoàng thừa mới đem bán”!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.