Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Nghề lặn đất thuê
(08:55:32 AM 18/06/2012)
Theo nhiều người, đó là một nghề tự do, làm ngày nào “ăn” ngày ấy, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Chúng ta có thể bắt gặp họ chạy một mình, nhưng cũng có lúc thấy họ chạy thành từng đoàn người. Nếu ở một số nơi khi giới thương hồ muốn bán được hàng và muốn người ta biết mình bán hàng gì, họ thường sử dụng hình thức “bẹo” hàng, thì những người theo nghề lặn đất thuê cũng thế, họ cũng “bẹo” nghề để tìm khách. Chỉ cần nhìn thấy chiếc thùng thiếc buộc sau yên chiếc xe đạp cà tàng thì mọi người đều biết đó là những người hành nghề lặn đất thuê. Công cụ làm việc của họ nhất định phải có một chiếc thùng thiếc có hình tròn, rỗng hai đầu, một đầu có gắn đoạn gỗ tròn được bào rất láng dùng làm chỗ cầm để vác đất từ dưới lòng sông đem lên bờ. Và khi có nhu cầu khách hàng chỉ cần chạy ra đường và kêu í ới.
Bản hợp đồng bằng miệng sẽ được thiết lập ngay khi khách hàng và những người lặn đất thuê thỏa thuận giá cả, tiếp theo những người lặn đất thuê chỉ việc nhảy “tõm” xuống sông và thực hiện công việc của mình. Bằng cách làm đó họ có thể đạp xe hàng mấy chục cây số trên những miền quê, từ xã này sang xã kia, từ huyện này sang huyện kia mà không cần phải tốn một tiếng rao hay một lời cãi vã. Sau khi nhiệm vụ hoàn thành, đôi lúc giữa khách hàng và những người lặn đất thuê còn tổ chức một bữa “nhậu” ra trò. Bữa tiệc đó vừa là tiệc ra mắt làm quen, nhưng vừa là tiệc chia tay vì cả khách và người lặn đất thuê đều hiểu rằng, đôi khi sau này trên đường đời mưu sinh, họ chẳng khi nào có dịp gặp lại nhau.
Ông Bình với công việc lặn đất hàng ngày
Ông Đặng Vũ Bình, ở ấp Phương Hòa, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Theo nghề này từ tuổi mười lăm, nhọc nhằn, gian nan nhưng ngẫm lại thấy vui vì mình vẫn còn sống được với nghề. Với 30 năm trong nghề hầu như mọi ngõ ngách ở vùng đất Hậu Giang tui đều đã đặt chân đến. Cứ sáng sớm cơm nước xong đạp xe theo đoàn đi miết, thường thì chạy về những vùng quê còn nghèo, bà con còn có nhu cầu để tìm việc, đến chiều tối thì đạp xe về nhà. Mang tiếng làm thuê, nhưng được cùng anh em chu du khắp chốn thì còn gì bằng. Có ngày anh em tụi tui phải đạp xe 40-50km mới có người thuê, nhưng vẫn cảm thấy vui”. Nói xong, đôi tay “móp méo” vì phải ngâm nước quá lâu của ông Bình kẹp điếu thuốc lá đưa lên đôi môi cũng tím ngắt vì lạnh hít một hơi thật mạnh như cố sưởi ấm lòng mình. Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc, ông nói tiếp: “Nhà báo thông cảm nghe. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng làm nghề này phải hút mới được nhà báo ơi! Hút để bớt lạnh mới làm nổi chứ”. Nói xong ông nhe răng cười, da mặt ông nhăn lại trên gương mặt đen sạm vì nắng, gió. Một nụ cười thân thiện, chứa chan tình người của một nông dân chân chất khiến người đối diện cảm thấy gần gũi, thân thương.
Anh Nguyễn Văn Điệp, ở ấp Long Phụng A, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tâm sự: “Không nghề nghiệp, trước đây tui đi bán vé số nhưng thấy mình lành lặn, khỏe mạnh nên người ta ít chịu mua. Thấy tui thất nghiệp, anh Bình rủ đi theo đoàn lặn đất thuê cho người ta. Mới đầu vô làm đi xa, tối ngày phải ngâm mình dưới nước tui bệnh hoài, nhưng làm riết rồi quen. Có khi làm xong mình còn ướt nhẹp leo lên xe đạp chưa tới nhà thì quần áo đã khô rồi. Đi làm được anh em chia sẻ, giúp đỡ như người thân trong nhà, nên theo nghề đến giờ. Một ngày tui kiếm được 70.000-80.000 đồng cộng với số tiền vợ đi bán vé số cũng đủ lo cho hai đứa nhỏ ăn học”.
Được biết, bình quân một ngày một người lặn đất thuê lặn được 70-80 thùng đất, tùy vào đoạn đường xa hay gần, chỗ nước sâu hay nước cạn… mà giá có thể dao động từ 500-1.000 đồng/thùng. Được dịp chứng kiến công việc của họ mới thấy công việc lặn đất này khá vất vả. Khi gặp chỗ nước sâu, sau khi đã nhấn mạnh chiếc thùng lún xuống đất bùn, người lặn phải ngụp hẳn xuống nước để lôi chiếc thùng lên kê lên vai, bước từng bước chậm chạp trên chiếc cầu thang được bắc dưới bến sông để đem lên bờ. Thường thì gia chủ mướn họ lặn đất để đắp nền nhà, nền sân, lấp ao hoặc san bằng những mương nước có diện tích nhỏ gần nhà. Cứ thế, công việc của họ được lặp đi lặp lại hết chỗ này đến chỗ khác, từ nền nhà này đến nền nhà khác và ít nhiều họ đều nhớ mang máng để nếu lần sau có dịp đi ngang, họ liếc mắt nhìn những căn nhà mới, hay vườn cây ăn trái trĩu quả… trong lòng cảm thấy vui hơn bởi thành quả đó có phần công sức của mình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.