Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ bảy, 18/01/2025, 23:10:24 PM (GMT+7)
Không chỉ là ô nhiễm mà còn là niềm tin bị đánh cắp
(09:24:00 AM 02/09/2018)(Tin Môi Trường) - Sông Đồng Nai đang bị bức tử từ nhiều năm nay bởi nước thải, cát tặc, nạn lấn chiếm sông. Thế nhưng khi hỏi đến trách nhiệm và giải pháp cứu sông Đồng Nai, lãnh đạo 6 tỉnh thành nơi con sông này chảy qua đều thoái thác.
>> Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Hàng triệu người dân uống nước sông Đồng Nai. Hàng chục ngàn người kiếm sống trên con sông hiền hòa này. Từ đời này qua đời khác. Con sông dài gần 600 km này giờ đang đau đớn bởi sự tuyệt tình của những kẻ được hưởng lợi. Lấn, lấp sông diễn ra ở nhiều nơi. Dự án lấn sông của Công ty Toàn Thịnh Phát trước đây bị đình chỉ thì có hàng chục những dự án có tên và không tên khác thi nhau "đặt gạch". Từ tư nhân đến cán bộ nhà nước.
Ven bờ thì lấn, giữa bờ thì múc cho bằng sạch cát. Các doanh nghiệp khai thác cát của các tỉnh thành và cát tặc vô tư ngày đêm nạo vét cát trên sông. Cảnh sạt lở, ô nhiễm nguồn nước diễn ra khắp nơi, từ thượng nguồn thuộc tỉnh Lâm Đồng đến hạ nguồn ở Bình Dương. Tiếng ta thán vang khắp nơi vì ảnh hưởng đến đất đai, nhà cửa, tài sản của người dân. Hàng trăm lá đơn gửi đến các cơ quan chức năng nhưng những tiếng kêu cứu dần trôi vào quên lãng từ nhiều năm trước.
Bạn đọc Người Biên Hòa xót xa nhận xét: "Không chỉ nạn ô nhiễm, sông Đồng Nai còn bị hủy diệt bởi nạn cào điện, chích điện. Hoạt động này diễn ra cả ngày lẫn đêm với một lực lượng hùng hậu nhưng không hề thấy sự có mặt của cơ quan chức năng". Qua tất cả những tồn tại chưa được khắc phục, dù Chính phủ đã có nhiều quyết sách, giải pháp cứu sông nhưng đến nay vẫn bế tắc, giậm chân tại chỗ, bạn Hưng Huynh đặt vấn đề có hay không chuyện "làm lơ" của chính quyền địa phương. "Mới đổ vật liệu, chưa xây nhà đã có cán bộ đến lập biên bản vi phạm; làm đường xong thì bị buộc trả lại hiện trạng cũ. Lấn sông thì chắc nó to hơn tròng mắt nên không thấy. Nếu vì dân vì nước thì những người có trách nhiệm đã mạnh tay rồi".
Lạ một điều là những việc làm nhằm bức tử sông Đồng Nai diễn ra ngay trước mắt, hoạt động công khai nhưng chính quyền sở tại lại bảo không biết, chưa nắm "chỉ biết khi nghe phóng viên báo". Câu trả lời này là câu trả lời chung của nhiều cán bộ môi trường, lãnh đạo cấp xã, cấp tỉnh, thành. Bạn jerry nguyen nhận định những sai phạm ngày càng nhiều là do chính quyền quản lý yếu kém và không xử lý nghiêm. "Chính quyền không nghiêm thì rất khó mà nói người dân thực hiện đúng. Ngay từ đầu Công ty Toàn Thịnh Phát làm sai còn treo đó thì rất khó mà bắt người khác thực thi đúng theo pháp luật được. Pháp luật cần nghiêm minh thì mới răn đe người khác không dám vi phạm luật". Cùng đặt vấn đề về trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, bạn Phạm Chí hỏi: "Nếu lãnh đạo cơ quan chức năng các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương làm đúng chức trách và nhiệm vụ thì làm gì có cát tặc?".
Để giải quyết được cái khó mà sông Đồng Nai, bạn Mạnh Đức đề nghị: "Lấp sông Đồng Nai là vi phạm nghiêm trọng, sao Tỉnh ủy lại không nghe, không thấy? Đề nghị UBKT TƯ vào cuộc". Đồng thuận với ý kiến trên, bạn đọc Hải Hà kiến nghị: "Dân sẽ lãnh đủ hậu quả của việc lấp sông. Cần phải đưa họ ra xử lý theo pháp luật- từ kẻ lấp sông đến những người quản lý". Chậm giải cứu sông Đồng Nai là có tội và sẽ có tội hơn nếu sự vô cảm này diễn ra từ những người lãnh đạo- những người đang thực thi pháp luật mà quên đi vai trò quản lý của mình vì lợi ích nhóm hay chỉ đơn giản là coi thường mạch sống của con sông này. Vì vấn đề của con sông không chỉ là chuyện ô nhiễm, sạt lở mà còn là niềm tin, về tinh thần thượng tôn pháp luật và trách nhiệm đối với các thế hệ mai sau.
(Song Ngọc/NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.