Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Hàng chục ha rừng phòng hộ bị chặt trơ gốc
(09:34:23 AM 13/08/2012)Chính quyền địa phương dù rất cố gắng vẫn không ngăn chặn được tình trạng này.
Tư nhân hóa rừng nhà nước
Phóng viên NTNN có mặt tại cánh rừng phòng hộ Đông Tiễn và thấy xót xa trước cảnh hoang tàn của khu rừng khi hàng loạt thân cây có đường kính 40 - 50cm bị chặt hạ nằm la liệt, còn nhánh và lá cây bị người dân đốt cháy khói bay mịt mù.
Những người phá rừng còn dựng lán trại bên cạnh để làm chỗ tá túc, nấu ăn, thậm chí họ còn làm vườn ươm cây con ngay bên cạnh để chờ triệt hạ xong rừng đầu nguồn là trồng ngay cây con của mình vào để tư nhân hóa rừng của Nhà nước.
|
Những cây lâu năm có đường kính từ 40 - 50cm ở rừng phòng hộ Đông Tiễn bị chặt hạ nằm la liệt. |
Một người dân địa phương bức xúc: Tình trạng chặt phá rừng phòng hộ ở khu vực hồ chứa nước Đông Tiễn diễn ra như chốn không người. Ngày nào cũng có 3 - 4 chiếc xe ô tô ra vào tấp nập để chở gỗ đã chặt hạ ra khỏi rừng đưa đi tiêu thụ.
UBND xã Bình Trị cũng đã phát hiện và cố gắng ngăn chặn tình trạng này. Mới đây, UBND xã Bình Trị phát hiện ông Lê Văn Xuân (trú thôn 3, xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước) phá 1,5ha rừng phòng hộ Đông Tiễn. UBND xã đã tạm giữ xe máy, 1 cưa máy và dụng cụ khai thác gỗ trái phép của ông này. Sau đó, UBND xã Bình Trị triệu tập 16 hộ dân thôn Vinh Nam, Nam Tiễn (sát rừng phòng hộ Đông Tiễn) để ký vào biên bản phá rừng phòng hộ.
Tuy nhiên, chỉ có 4 hộ dân, gồm Lê Văn Thanh, Trần Văn Minh, Võ Văn Bằng (thôn Nam Tiễn) và Lê Hữu Chung (thôn Vinh Nam) thừa nhận đã phát dọn (phá) rừng phòng hộ với tổng diện tích hơn 10ha để trồng keo.
Rừng phòng hộ nguy cơ trơ gốc
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Diên - Chủ tịch UBND xã Bình Trị, thừa nhận: Tình trạng xâm hại rừng đầu nguồn hồ chứa nước Đông Tiễn diễn ra phức tạp, vượt ngoài sự kiểm soát của xã.
Ông Diên nhấn mạnh thêm, thẩm quyền xử lý của xã có hạn, nên xã đã có văn bản đề nghị lên cấp trên giải quyết. Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm đã không làm hết trách nhiệm, chưa thực sự hỗ trợ địa phương trong việc xử lý nghiêm những đối tượng phá rừng.
“Thống kê ban đầu có ít nhất 30ha rừng khoảng vài chục năm tuổi bị người dân chặt phá. Nếu cơ quan chức năng có trách nhiệm không vào cuộc quyết liệt, rừng phòng hộ Đông Tiễn sẽ không còn nữa”.
Ông Nguyễn Văn Diên
Trao đổi với PV, ông Huỳnh Tấn Đạt - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thăng Bình, lại cho rằng: “Do lực lượng mỏng nên khó ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng Đông Tiễn. Hiện chúng tôi đã có báo cáo lên cấp trên để có hướng giải quyết tình trạng này”.
Còn ông Nguyễn Văn Ngữ - Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, nói rằng: Huyện đang chỉ đạo các cơ quan chức năng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành chốt chặn, xử lý những trường hợp xâm lấn rừng bất hợp pháp, đồng thời xử lý nghiêm theo pháp luật.
Thiết nghĩ, nếu cơ quan thẩm quyền không sớm vào cuộc ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi này, rừng phòng hộ Đông Tiễn sẽ nhanh chóng bị biến thành rừng cây con kinh tế và khả năng giữ nước cho hồ Đông Tiễn sẽ mất đi, hậu quả dây chuyền đến nhiều mặt đời sống, xã hội.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.