»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:47:06 PM (GMT+7)

Giao rừng cộng đồng ở Tây Nguyên: Khi tình yêu hội tụ!

(11:01:49 AM 20/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Bằng sự “ngồi lại với nhau” của người dân trong Làng, cán bộ các cấp ở địa phương, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, và các chuyên gia Viện CODE, khái niệm về “đồng quản trị rừng” được cụ thể hóa theo cách rất thực tiễn - có thể tóm gọn là: các doanh nghiệp trên địa bàn và các Buôn/Làng cùng phối hợp bảo vệ rừng cho nhau dưới sự trung gian – giúp đỡ của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên nghành như Kiểm lâm, Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật…


Giao[-]rừng[-]cộng[-]đồng[-]ở[-]Tây[-]Nguyên:[-]Khi[-]tình[-]yêu[-]hội[-]tụ!    
Những mảnh rừng là “gọt nước” còn sót lại tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Vũ Thái/CIRUM

 

Rừng và con người Tây Nguyên gắn kết với nhau đến nỗi GS. Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam từng phát biểu: “… Tôi đã đi, đã thấy, cứ nơi nào mà đồng bào tách ra khỏi rừng là họ không sống được. Muốn Tây Nguyên phát triển bền vững thì không thể tách cuộc sống đồng bào khỏi rừng…” - Trích tại cuộc tọa đàm “Văn hóa với phát triển bền vững ở Tây Nguyên”, diễn ra trong năm 2014.


Dường như sự gắn kết này đã được hiện hữu trên một địa điểm cụ thể, cho những con người cụ thể - 185 hộ đồng bào dân tộc Rơ Ngao tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. 


Cái “cụ thể” đó là nhờ sự điều phối của Viện Tư vấn Phát triển (CODE); để lần đầu tiên người dân, các cơ quan chức năng đã “ngồi lại với nhau” vì mục đích cứu lấy rừng Tây Nguyên; mà xuất phát điểm là một con số rất khiêm tốn – phục hồi 2,5ha rừng thiêng cho cộng đồng Rơ Ngao thuộc làng Ka Bei - xã Hơ Moong.


Con số “khiêm tốn” trong bức tranh Tây Nguyên

 

Giao[-]rừng[-]cộng[-]đồng[-]ở[-]Tây[-]Nguyên:[-]Khi[-]tình[-]yêu[-]hội[-]tụ!
Tham vấn quản lý rừng cộng đồng tại làng Ka Bei - một điển hình cho thảo luận về “đồng quản trị” trong quản và phục hồi lý rừng Tây Nguyên. Văn Sự/CIRUM    


Chỉ là 2,5ha đó thôi! - Trong kế hoạch “phục hồi rừng” năm 2015 - nhưng là “tiềm năng” cho bảo tồn một bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.


Tây Nguyên được biết đến là “mái nhà Đông Dương” - không tiếp nhận nguồn nước từ bên ngoài mà chỉ có nước chảy đi cho các vùng xung quanh; là khu vực của “bên nắng đốt, bên mưa bay” của dãy Trường Sơn hùng vĩ…


Tây Nguyên cũng đựợc biết đến về văn hóa “cồng chiêng” - vốn quý đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại; về nhiều vị anh hùng trong chiến tranh; và về hàng loạt kiệt tác văn hóa như: “Rừng Xà Nu” (của Nhà văn Nguyễn Trung Thành), bài hát nổi tiếng “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân…


Ngoài ra, Tây Nguyên còn nổi tiếng với những điều rất kỳ bí khác như: văn hóa “ăn rừng” – vốn rất độc đáo và nhân văn về mối quan hệ tương hỗ bền chặt giữa con người với tự nhiên; các khu “rừng thiêng” - có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái, không gian sinh hoạt văn hóa.… 


Vậy nhưng, từ quá khứ đến hiện tại, Tây Nguyên lại bị biến thành “điểm nóng về suy thoái rừng”.


Trong chiến tranh chống Mỹ, với hơn 27% diện tích rừng giàu của Khu vực Phía Nam Việt Nam bị rải chất độc da cam nằm ở hai mái Tây và Đông Trường Sơn – tức thuộc địa bàn Tây Nguyên. Và hiện tại, thực tế Tây Nguyên đang bị đặt giấu hỏi rất lớn về “tấm áo xanh” của mình - “Tây Nguyên có còn xanh nữa không?”


Sáng kiến “nhỏ” từ trong cộng đồng


Bởi sự “Suy thoái rừng” đó nên tình trạng cạn kiệt nguồn nước đang khiến cho đồng bào Tây Nguyên cần rừng hơn bao giờ hết. Nói về điều này, ông Nguyễn Văn Toàn – người có hơn 30 năm làm việc gắn với rừng Tây Nguyên, hiện công tác tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum -, cho biết:
… bây giờ nước ngầm cạn hết các giếng, rẫy cà phê chết… nên người dân thấm đẫm rồi – cần giữ từng mánh rừng nghèo kiệt đấu nguồn còn sót lại như: “Rừng giọt nước” tại làng Ka Bei của xã Hơ Moong” - Trích nội dung buổi làm việc tại làng Ka Bei, xã Hơ Moong, ngày 13/4/2015.


Giác ngộ về tầm quan trọng của trồng và phục hồi rừng, ông ông Nguyễn Văn Niệm, chủ tịch UBND xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) thì nói: “Cây Keo cho giá trị kinh tế nhanh cũng không trồng vì sau 7-8 năm lại phải chặt – không bảo vệ nguồn nước được; mà nguồn nước là tuyệt đối - nên phải giữ rừng”, trích nội dung buổi làm việc tại làng Ka Bei, xã Hơ Moong, ngày 13/4/2015.


Sự “giác ngộ” đó là rất có ý nghĩa cho hiện trạng rằng: nhiều người dân và cộng đồng khắp cả nước chưa có quyền về đất rừng; tình trạng thiếu đất ở và đất sản xuất còn tồn tại ở nhiều nơi; mà một điển hình là: “xã Hơ Moong có gần 800 hộ dân mà được giao khai hoang có 900ha đất sản xuất” – như lời ông Chủ tịch xã Hơ Moong.


Sự “Giác ngộ” đó như là một gợi ý về sáng kiến giao rừng cho cộng đồng, trong bối cảnh bức tranh chung là rừng Tây Nguyên đã bị “cạo trọc” – từ gần 4 triệu ha rừng giàu thì nay diện tích rừng có trữ lượng chỉ còn 1,8 triệu ha, độ che phủ 32,4%.


Vài số liệu đã công bố gần đây đã cho thấy cho sự “bị cạo trọc” này, như: hằng năm, Tây Nguyên suy giảm 25.737ha rừng; trong 5 năm qua, hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp (trong đó chủ yếu Cao su) đã chuyển đổi gần 216.000ha; chỉ 163 trong tổng số 287 công trình thủy điện vừa và lớn đã chiếm dụng 65.239ha đất các loại, trong đó khoảng 16.600 ha diện tích rừng…


Trong bối cảnh đó, “Sáng kiến” giao rừng cho cộng đồng cho ta liên tưởng về một so sánh rất thú vị của TS. Vũ Ngọc Hoàng - UVTW Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương:
“Ở ngoại ô nước Nga, 70% số tranh vẽ, người ta vẽ về các ngôi làng và cánh rừng; 10% vẽ người đẹp; 20% cho các chủ đề khác. Như vậy, chứng tỏ “làng” và “rừng” hấp dẫn 7 lần so với người đẹp…” và TS. Vũ Ngọc Hoàng kết luận: “Ở Tây Nguyên, muốn phát triển bền vững, phải xây dựng, gìn giữ văn hóa làng…; “làng” theo nghĩa đúng của nó, trong đó phải có môi trường sống thiêng liêng và “hồn làng”.


Còn Nhà văn Nguyên Ngọc, người trọn đời gắn bó với núi rừng, với con người và văn hóa Tây Nguyên thì viết: "Với người Tây Nguyên rừng hoàn toàn không chỉ là vật chất, là tài nguyên, là môi trường theo nghĩa hẹp. Mà Rừng là tâm linh...." - Trích tại cuộc tọa đàm khoa học “Văn hóa với phát triển bền vững ở Tây Nguyên”, diễn ra cuối năm 2014.


Được “ươm mầm” bởi những người yêu rừng


Dường như tư tưởng “làng”, “không gian văn hóa với rừng”, “ rừng tâm linh”… của GS. Vũ Ngọc Hoàng và Nhà văn Nguyên Ngọc đã “hội tụ” trong tôn chỉ hoạt động của Viện Tư vấn Phát triển (CODE) - là cơ quan đồng hành vì đất rừng cho cộng đồng người dân tộc thiểu số.


Và sự “đồng hành” đó, với xuất phát điểm ở buôn làng Ka Bei – xã Hơ Moong, Viện CODE đang nhân rộng sáng kiến “giao rừng cộng đồng” cho cả Tây Nguyên, mà bước đầu là giao được 55,37ha đất rừng cho ba cộng đồng khác: làng Đăk Wơk, làng Đăk Yo và làng Kơ Tu ở xã Hơ Moong.


Trong những bước đi đầu tiên về phục hồi (2,5ha) rừng thiêng tại làng Ka Bei, bằng sự “ngồi lại với nhau” của người dân trong Làng, cán bộ các cấp ở địa phương, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, và các chuyên gia Viện CODE, khái niệm về “đồng quản trị rừng” được cụ thể hóa theo cách rất thực tiễn - có thể tóm gọn là: các doanh nghiệp trên địa bàn và các Buôn/Làng cùng phối hợp bảo vệ rừng cho nhau dưới sự trung gian – giúp đỡ của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên nghành như Kiểm lâm, Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật…


Tâm đắc về sáng kiến và cách làm “nhỏ mà lớn” của Viện CODE cho đồng bào và rừng Tây Nguyên, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Kon Tum – gói gọn lại: "Phải cảm ơn Viện CODE đã không quản ngại xa xôi vào để vì rừng cộng đồng ở làng Ka Bei và làng Violak. Cứ nhân rộng ra mô hình này thì rừng núi sẽ điệp trùng chứ không phải tan hoang như bây giờ.” - Trích nội dung buổi làm việc tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, ngày 16/4/2015.


Tây Nguyên dù có nghèo về “vật chất” nhưng tâm hồn thì mãi giàu và đẹp! Tây Nguyên là nơi “hội tụ” của tình yêu rừng và con người - như trong vần ca giao mà không biết đã có tự bao giờ:

 

“Tây nguyên ơi, ai một lần qua


Suốt một đời hồ dễ đã quên nhau”

TRẦN VĂN VIỆT- Chuyên viên Ban Kinh tế Trung ương.
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giao rừng cộng đồng ở Tây Nguyên: Khi tình yêu hội tụ!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI