Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Đắk Lắk: "Hệ lụy" từ công trình Thủy điện Ea Kha
(09:58:47 AM 26/08/2012)
Tuy nhiên, sự quý giá mà thiên nhiên ban tặng đang dần bị mai một. Những cánh rừng xanh ngắt giờ đây nhiều chỗ trơ trụi hoặc thay bằng những rẫy sắn, nương ngô. Dòng suối Ea Kha ầm ào giờ cạn khô, trơ đá. Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi này là do sự xuất hiện của công trình Thủy điện Ea Kha, được xây dựng trên địa bàn xã Yang Mao, huyện Krông Bông.
Theo lãnh đạo chính quyền địa phương, năm 2010, Công ty TNHH Hoàng Nguyên đã xây dựng nhà máy thủy điện có công suất 3 MW, tính riêng diện tích làm lòng hồ chứa, đường lên hồ chứa nước và đường ống đã lấy mất hơn 40 ha rừng.
Đang vào giữa mùa mưa, nhưng hồ chứa thủy điện trên con suối vùng rừng đầu nguồn lượng nước tích được chẳng là bao; dòng kênh dẫn nước cho nhà máy thủy điện không khác gì con kênh của một công trình thủy lợi. Với lượng nước này, nhà máy chưa phải ngừng hoạt động nhưng cũng không thể chạy hết công suất.
Tiểu khu 1117 và 1123 do Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Krông Bông quản lý, sau khi xây dựng công trình Thủy điện Ea Kha, công tác bảo vệ rừng càng khó khăn do đường lên núi, lên rừng đã rộng mở, thuận tiện để phá rừng làm nương rẫy và ai dám chắc là lâm tặc không lợi dụng điều này để khai thác gỗ trái phép.
Những người có tâm huyết bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái không khỏi trăn trở, băn khoăn: Tại sao, một công trình thủy điện chỉ có 3 MW, phải đánh đổi hơn 40 ha rừng mà cũng được đồng ý để xây dựng.
Rừng thì mất, còn người dân địa phương thì đang đối diện với tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Con suối Ea Kha vốn là niềm tự hào về một thắng cảnh đẹp của người dân Yang Mao, đã từng được một đơn vị du lịch về khảo sát để làm địa điểm du lịch sinh thái. Đồng thời đây cũng là nơi cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ nước tưới cây trồng cho người dân. Nhưng nay, con suối Ea Kha trên thượng nguồn bị chặn, dòng suối cạn khô, trơ đáy. Hằng ngày, bà con một số buôn đặc biệt là buôn Mghí phải đi lấy nước sinh hoạt từ kênh dẫn nước của nhà máy thủy điện.
Điều đáng nói, nguy cơ mất an toàn nguồn nước là nhãn tiền khi phía trên dòng kênh, hai bên bờ, người dân thường xuyên bơm thuốc diệt cỏ để lấy đất canh tác; bơm thuốc xong xuống kênh súc rửa bình, còn phía dưới kênh người lớn trẻ em vẫn vô tư tắm giặt, lấy nước về ăn uống.
Chẳng biết nguồn lợi mà công trình thuỷ điện này mang lại đến đâu nhưng thực tế nói trên càng đặt ra câu hỏi lớn đối với các ngành chức năng: Có nên làm thuỷ điện bằng mọi giá?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.