Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Chống kẹt xe bằng cách... thu phí môi trường xe cá nhân
(13:26:47 PM 28/10/2011)
Để hạn chế phương tiện cá nhân giao thông công cộng phải đi trước một bước; việc này hình như ai cũng biết và ở quốc gia nào cũng thế. Ở TPHCM, qua gần 10 năm phục hồi và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), cho đến nay chắc không ai có thể phủ nhận sự tiến bộ vượt bậc của hoạt động xe buýt, không những chỉ phát triển về số lượng (từ 100.000 HK/ngày đến nay đã đạt được 1.500.000 HK/ngày) mà còn cả về mặt chất lượng như thời gian phục vụ trong ngày dài hơn: 14,45 giờ/ngày, thời gian giãn cách giữa các chuyến xe rút ngắn, cung ứng dịch vụ đa dạng về giá vé (vé lượt, vé tập, vé tháng - vé miễn, vé giảm cho học sinh, sinh viên...), đa dạng về loại hình tuyến (tuyến có trợ giá - tuyến không trợ giá - tuyến buýt đêm - tuyến buýt nhanh - tuyến học sinh, sinh viên, công nhân)...
Tuy nhiên, cũng qua thời gian đẩy nhanh đẩy mạnh việc phát triển hệ thống VTHKCC, chúng tôi cũng nghiệm ra rằng, để cho hệ thống VTHKCC phát triển ngày càng bền vững, nhất thiết phải áp dụng biện pháp bổ sung là hạn chế phương tiện cá nhân. Để có lời giải cho vấn đề này, chúng ta thử phân tích để tìm ra giải pháp khả dĩ chấp nhận được.
Tuy VTHKCC đang có nhiều cố gắng để cải thiện hình ảnh hệ thống buýt nhằm thu hút người dân ngày càng sử dụng phương tiện VTHKCC để đi lại, thế nhưng trên thực tế, VTHKCC của thành phố cũng chỉ phục vụ khoảng 8% nhu cầu đi lại của cư dân. Chính vì thế, phương tiện cá nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu đi lại của cư dân thành phố.
Bên cạnh đó, do tình hình kẹt xe vẫn còn phổ biến, tốc độ thực tế của xe buýt còn thấp (khoảng 16 km/giờ), giá cước xe buýt cao so với thu nhập của người dân (chiếm khoảng 13% thu nhập bình quân đầu người), khoảng cách từ nhà ra các trạm xe buýt còn xa, tuyến xe buýt đêm còn ít... nên phương tiện cá nhân đặc biệt là loại xe 2 bánh đã trở thành phương tiện thuận tiện cho người dân mà khó có hệ thống GTCC nào đáp ứng được.
Để hạn chế lượng xe cá nhân lưu thông trên đường (chúng tôi nhấn mạnh là chỉ hạn chế chứ không cấm đoán đồng thời nói rõ, xe cá nhân bao gồm cả xe ô tô con), góp phần giải bài toán kẹt xe nội thị, dĩ nhiên và nhất thiết phải cần áp dụng một loạt biện pháp mang tính đồng bộ thì mới mong có hiệu quả. Ở đây, chúng tôi xin đề xuất giải pháp: đưa VTHKCC phát triển trước một bước và hạn chế phương tiện xe cá nhân, mà đề xuất của tôi là thu “phí môi trường đối với các xe cá nhân”. Ở nước ngoài, người ta còn mạnh dạn đặt ra loại phí đúng theo thực chất của vấn đề là phí kẹt xe (Congestion fee), còn chúng tôi dùng cụm từ “phí môi trường”, vì bên cạnh việc chống kẹt xe nội thị, giải pháp này cũng hàm chứa việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường rất lớn.
Mức thu loại phí này, chúng tôi dự kiến đề xuất tối thiểu là 60.000 đồng/tháng/xe mô tô và 300.000 đồng/tháng/xe ô tô, hoặc cao hơn nữa tùy thuộc vào chính sách của thành phố trong từng thời kỳ áp dụng khác nhau. Với mức thu này hàng năm thành phố sẽ có một khoảng kinh phí đến hàng ngàn tỷ đồng, vừa đủ để trợ giá cho hệ thống xe buýt (không phải chi từ ngân sách hiện nay); đồng thời có thêm nguồn kinh phí nhằm đầu tư hiện đại hóa hệ thống xe buýt thành phố nhằm nâng cao chất lượng và thu hút hành khách đi lại…
Đây là giải pháp mang tính kinh tế thay vì áp dụng các biện pháp hành chánh mang tính chất cấm đoán thường bị phản ứng. Tóm lại, đây là biện pháp mang tính khả thi cao, có thể thực hiện ngay trong điều kiện hiện nay, chỉ cần thông qua một Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố.
Cũng với khoản thu này, thành phố sẽ có nhiều điều kiện đầu tư cho việc phát triển vận tải khối lượng lớn như Metro, BRT, Tramway... tạo điều kiện cho vận tải công cộng phát triển nhanh, mạnh hơn góp phần hạn chế sự đi lại bằng phương tiện cá nhân; đồng thời đáp ứng được tỷ lệ phục vụ của VTHKCC chiếm 20% - 30% nhu cầu đi lại của cư dân trong vòng 10 năm tới như quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.
Thạc sĩ Lê Trung Tính |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.