Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ bảy, 18/01/2025, 11:06:04 AM (GMT+7)
Cần lắm những chiếc cầu
(19:54:35 PM 16/10/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Do thiếu kinh phí, ở hầu hết các địa phương, việc cung cấp áo phao cho học sinh đến trường còn rất thiếu; trong khi chuyện xây cầu xóa đò ngang gần như không thể…
>> Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn >> Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam đồng thuận vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024 >> Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh >> Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào? >> Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
Theo thống kê, các tỉnh ĐBSCL có khoảng 1.000 bến đò ngang, trong đó phần lớn bến đò không phép, người điều khiển không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, phương tiện cũ nát, không trang bị phương tiện bảo hộ cho khách qua đò, đặc biệt học sinh, trẻ em nhỏ.
Thiếu an toàn
Vấn đề an toàn cho học sinh qua đò đang là… chuyện lớn. Ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, trong tổng số 3.689 học sinh đi học bằng đò, hiện mới có trên 2.500 cái phao, cặp phao… Ông Doãn Bình Lâm, Phó Phòng GD-ĐT huyện An Phú, cho biết: “Do kinh phí hạn hẹp nên phải ưu tiên cấp áo phao cho học sinh nhà xa, phải đi học bằng đò dọc trước; còn các em ở gần, đi đò ngang thì có thể sử dụng phao của chủ đò”.
Nhiều học sinh vùng thượng nguồn sông Cửu Long đến trường trong điều kiện thiếu an toàn. Ảnh: Minh Tĩnh
Tại Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ…, tình trạng học sinh đi học bằng đò không có áo phao cũng rất phổ biến và một phần nguyên nhân được giải thích là không thể có đủ kinh phí để cấp áo phao cho hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn học sinh. Tại Cà Mau, theo thống kê sơ bộ, trong điều kiện thời tiết bình thường, hơn 90% trong số gần 40.000 học sinh đi học bằng đò, xuồng không có áo phao.
Lãnh đạo các địa phương đều thừa nhận một phần do thói quen, khinh suất của chính các bậc phụ huynh, ý thức của chủ đò và một phần thiếu kinh phí nên đa phần học sinh ở các tỉnh ĐBSCL đến trường trong tình trạng thiếu an toàn.
Xây cầu: Không kinh phí
Chuyện xây cầu nông thôn, dù là cầu tạm, cầu treo, cầu dây văng bắc qua sông, suối đã được nói nhiều nhưng từ lâu nó đã trở thành chuyện khó thực hiện. Ngay cả ở các tỉnh miền Trung vốn có lưu vực sông, suối hẹp, chi phí đầu tư xây cầu không quá lớn như các tỉnh ĐBSCL nhưng chuyện xây cầu từ lâu vẫn không thực hiện được. Ông Huỳnh Tấn Triều, Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn - Quảng Nam, nói: “Địa phương chỉ mong tìm được kinh phí để cung cấp đủ áo phao cho các em an tâm đến lớp, chứ xây cầu thì vẫn còn quá xa”.
Huyện Sơn Hà - Quảng Ngãi là địa phương có nhiều học sinh phải thường xuyên đến lớp bằng đò, xuồng. Hơn 2/3 học sinh các xã Sơn Ba, Sơn Thủy, Sơn Nam, Sơn Bao, Sơn Thượng phải đi đường rừng, theo đò qua sông Rin, sông Re, sông Xà Lò, sông Tang cùng nhiều con sông, suối nhỏ khác mới đến được lớp. Đặc biệt, mùa mưa lũ, các em phải lội qua những con sông nước chảy xiết rất nguy hiểm. Biết là vậy, nhưng theo ông Đặng Ngọc Dũng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà: “Do không có kinh phí nên việc xây dựng các cây cầu qua sông ở những khu vực có đông học sinh chưa thể thực hiện được”.
Hầu hết các địa phương đều rơi vào tình cảnh thiếu kinh phí xây cầu. Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có gần 5.000 học sinh hằng ngày phải đến trường bằng các chuyến đò ngang. Ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Bình, than: “Vì thiếu kinh phí nên việc xây 41 cầu giao thông nông thôn thay cho các bến đò phải chờ”…
Theo NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.