»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:07:52 PM (GMT+7)

Các nhà bảo tồn lần đầu tiên thiết lập chương trình nhân giống loài Kỳ lân châu Á - Sao la

(22:53:43 PM 08/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Chương trình sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực bảo tồn sinh cảnh và chống săn bắt nhằm cứu lấy một trong những loài động vật có vú quý hiếm nhất thế giới

Ngày Bảo vệ Sao la Quốc tế lần thứ 2 – ngày 9 tháng 7 – đánh dấu một hợp tác quốc tế quan trọng nhằm phát triển chương trình nhân giống Sao la đầu tiên – mở ra niềm hy vọng mới cho loài động vật có vú, tương tự giống như linh dương, quý hiếm đến mức chưa một nhà sinh vật học nào từng “trạm trán” chúng trong tự nhiên. Chương trình cũng cho thấy sự khẩn cấp trong bảo tồn loài Sao la. Mặc dù chương trình, được điều phối bởi Nhóm các nhà Nghiên cứu Sao la (SWG) đã có nhiều thành công trong bảo tồn sinh cảnh của Sao la tại dãy Trường Sơn, nơi giáp ranh giữa Lào và Việt Nam nhưng việc săn bắt các loài hoang dã cho mục đích thương mại vẫn diễn ra tràn lan, khiến loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. 

 

Các[-]nhà[-]bảo[-]tồn[-]lần[-]đầu[-]tiên[-]thiết[-]lập[-]chương[-]trình[-]nhân[-]giống[-]loài[-]Kỳ[-]lân[-]châu[-]Á[-]-[-]Sao[-]la

Một cá thể Sao la hoang dã được ghi nhận bởi máy bẫy ảnh tại Trung Lào (tỉnh Bolikhamxay) năm 1999. (Copyright: William Robichaud)

 
Ông William Robichaud, điều phối viên Nhóm các nhà Nghiên cứu Sao la (SWG) của Chương trình Bảo vệ các loài nguy cấp (SSC), thuộc Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: “Không còn nhiều thời gian cho Sao la nữa. Nhân giống một loài ít được biết tới và khó nắm bắt như Sao la tất nhiên sẽ gặp rất nhiều thách thức, nhưng nếu chúng ta không hành động thì mức độ rủi ro sinh tồn cho loài này còn lớn hơn. Với sự hỗ trợ và chuyên môn của những tổ chức bảo tồn, các vườn thú có mục tiêu bảo tồn hàng đầu trên thế giới và chính phủ hai quốc gia, chúng tôi đã có sự hậu thuẫn tốt để tạo ra sự thay đổi trước khi quá muộn.”
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hợp tác cùng SWG, đã lựa chọn Vườn Quốc gia Bạch Mã làm trung tâm nhân giống Sao la đầu tiên trên thế giới. Trung tâm tại Bạch Mã hiện đang được xây dựng, dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018. 
 
Nhưng nhiệm vụ đầu tiên đó là phải tìm kiếm được loài Sao la. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1992, chỉ khoảng 10 cá thể Sao la được bắt giữ, đều bởi người dân tại Lào và Việt Nam. Do thiếu các chuyên gia và sự chăm sóc đặc biệt nên thời gian Sao la sống lâu nhất sau khi bị bắt là vài tháng. Lần cuối cùng một cá thể Sao la bị bắt giữ là năm 2010 tại một ngôi làng của Lào và chết trong vòng một tuần sau đó.
 
Các nhà nghiên cứu sinh vật cũng chỉ chụp được ảnh, đều bằng máy bẫy ảnh, loài này trong tự nhiên 5 lần kể từ khi nó được phát hiện cách đây 25 năm: 2 lần tại Lào và 3 lần tại Việt Nam. Hình ảnh gần đây nhất của Sao la, được ghi nhận bởi máy bẫy ảnh do WWF lắp đặt, là năm 2013 tại một khu bảo tồn Sao la, miền Trung Việt Nam. Đó là hình ảnh đầu tiên của loài này sau 15 năm. Sao la rất khó tìm kiếm, sống trong những khu rừng rậm rạp, tại các nơi xa xôi và khó tiếp cận. Cùng với sự bí ẩn của mình, Sao la được đặt tên là “Kỳ lân” của châu Á.
 
Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF-Việt chia sẻ: “Chúng tôi đang chạy đua với thời gian để bảo vệ loài Sao la và nỗ lực hết sức để bảo vệ sự sống còn của chúng qua chương trình nhân giống và tăng cường nỗ lực thực thi pháp luật nhằm loại bỏ săn bắt, buôn bán động vật hoang dã và phá huỷ sinh cảnh. Một vài ghi nhận về Sao la là một minh chứng cho những nỗ lực không mệt mỏi và sự tận tuỵ của những người bảo vệ rừng. Chúng tôi hy vọng một ngày không xa, công sức của đội bảo vệ rừng sẽ được đền đáp bằng một quần thể Sao la phát triển khoẻ mạnh tại vùng sinh cảnh phục hồi các loài hoang dã tại Trung Trường Sơn.”
 
Các nhà sinh vật học và đối tác của SWG hiện đang thử nghiệm nhiều phương pháp nhằm phát hiện loài Sao la, từ phương pháp “thử-và-đúng” như lắp đặt hệ thống máy bẫy ảnh, tới các biện pháp mới hơn như xác định DNA.
 
Có rất nhiều loài quý hiếm và đặc hữu của dãy Trường Sơn như Thỏ vằn Trường Sơn, Mang lớn – hiện đang cực kỳ nguy cấp, hoặc Mang Trường Sơn, Mang thường, đã được ghi nhận qua hệ thống máy bẫy ảnh tại sinh cảnh của Sao la. Nhiều loài động vật có vú cỡ lớn và trung bình tại dãy Trường Sơn đang bị đe doạ bởi các loại bẫy, thường làm bằng dây thép, được đặt dày đặc trong rừng tự nhiên. SWG và các đối tác cũng sẽ lần đầu tiên thực hiện chương trình nhân giống loài Mang lớn, được phát hiện 2 năm sau Sao la, tại trung tâm nhân giống Bạch Mã. Đây sẽ là những nỗ lực đầu tiên, có tổ chức, nhằm nhân giống các loài hoang dã bằng phương pháp nuôi nhốt. 
 
Nguyễn Phương Ngân, WWF-Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các nhà bảo tồn lần đầu tiên thiết lập chương trình nhân giống loài Kỳ lân châu Á - Sao la

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI