Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Chủ nhật, 19/01/2025, 17:15:15 PM (GMT+7)
Bỏ mặc dân trong lòng hồ thủy điện
(19:18:51 PM 04/12/2012)(Tin Môi Trường) - Sự cố vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 đã gây ngập úng, hư hỏng phần lớn đất sản xuất, hoa màu, nhà cửa của người dân ở thôn Pa Hy, xã Tà Long (huyện Đak Rông, Quảng Trị).
>> Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện >> Yêu cầu các công ty vi phạm về khai thác khoáng sản tại hồ Thủy điện Ialy ngừng hoạt động >> Ramsar trong lòng TP HCM: Độc đáo nhưng thách thức lớn! >> Xói lở đe dọa 2 nhà máy thủy điện ở Đắk Nông >> Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
Ngôi nhà của gia đình ông Hồ Ai Ta (thôn Pa Hy) bị ngập gần 2m sau khi thủy điện Đak Rông 3 tích nước. Ảnh: Phan Thanh
Bà Hồ Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long và ông Nguyễn Quang Hữu - cán bộ địa chính xã Tà Long- cho biết: Hôm Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn tích nước lòng hồ, mực nước ở đây đã dâng cao trên 4 mét so với cam kết ban đầu của họ.
Chủ đầu tư trây ỳ, chính quyền... vô can
Đầu tháng 10.2012, chỉ sau 2 ngày tích nước lòng hồ thủy điện Đak Rông 3, với các trận mưa trong một thời gian ngắn, mực nước lòng hồ đã ngập cao hơn 4m so với điểm dâng nước mà nhà đầu tư cam kết với chính quyền, người dân địa phương. Cùng với đó là con đập thủy điện này đã nhanh chóng bị vỡ, khiến dư luận liên tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu an toàn của công trình, cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với người dân đang phải sinh sống ở trong lòng hồ này. Điều đáng nói, đến nay gần 20 hộ dân ở đó - đã từng bị ngập lũ do công trình này gây ra - vẫn chưa được di dời.
Bức xúc về vấn đề trên, bà Hồ Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long - nói: “Chúng tôi đã rất nhiều lần kiến nghị, yêu cầu chủ đầu tư công trình (Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn, trụ sở ở TP.Đồng Hới, Quảng Bình) phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết việc đền bù, di dời gần 20 hộ dân ở thôn Pa Hy, xã Tà Long đến nơi ở mới, nhưng chủ đầu tư vẫn trây ỳ, cố cãi rằng nước thủy điện chỉ ngập đất đai sản xuất của dân ở đó, chứ không ngập nhà cửa nên không cần thiết phải di dời. Trong khi đó, thực tế việc tích nước vừa qua của công trình (đầu tháng 10.2012) đã gây ngập nhà cửa của một số hộ dân ở đây, trong đó nhà ông Hồ Ai Ta bị ngập nặng, cuốn trôi lương thực và một số tài sản khác”.
Tìm hiểu trách nhiệm giải quyết vấn đề trên, ngày 30.11.2012, ông Mai Thức - Phó Chủ tịch UBND tỉnh QT - cho biết: “Cái này (công trình thủy điện Đak Rông 3) là do tư nhân làm, theo quy định của Nhà nước thì việc đó (di dời dân ra khỏi khu vực lòng hồ) là do tư nhân thực hiện”. Về thiệt hại của người dân, ông Thức trả lời: “Có thiệt hại gì lớn đâu, chỉ là 28 bao sắn thôi, cái này cũng do chủ đầu tư đền bù”(!).
“Khi được hỏi hay trả lời thắc mắc của người dân, chính quyền, sở, ban ngành chức năng các cấp đều nói chủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho dân. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có chính quyền xã, huyện kiến nghị, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện” - bà Hồ Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long - cho biết. Cũng theo bà Hoa, chủ đầu tư thủy điện Đak Rông 3 đã bắt đầu khắc phục hạng mục con đập bị vỡ từ cách đây 5 ngày, trong khi đó họ vẫn chưa tiến hành đền bù thiệt hại cho dân.
Vỡ… vẫn cứ làm(!)
Ngày 2.12, theo quan sát của chúng tôi, chủ đầu tư đã cho nhân công hút nước ở lòng hồ nhằm thi công vá đập bị vỡ. Điều đáng nói, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ động thái nào về việc kiểm tra chất lượng công trình. “Không ai dám chắc sau khắc phục, công trình sẽ không bị vỡ lần nữa, ở chỗ cũ hay hạng mục mới” - một vị lãnh đạo UBND huyện Đak Rông nói.
Chúng tôi đặt câu hỏi chất lượng công trình thủy điện Đak Rông 3 với ông Mai Thức - Phó Chủ tịch UBND tỉnh QT - thì nhận được câu trả lời: “Đối với công trình thủy điện Đak Rông 3, tỉnh chỉ tập trung vào 2 vấn đề: Thứ nhất là việc tích nước thì nhà đầu tư phải báo cáo tỉnh, thứ hai là nhà đầu tư phải xây dựng công trình đúng theo quy hoạch của địa phương. Còn vấn đề chất lượng công trình thì tỉnh không can thiệp sâu vào, do cái này là tư nhân làm, thiệt hại kinh tế là của họ”(?!).
Cùng vấn đề trên, ông Cao Văn Kết - Phó GĐ Sở Xây dựng QT - lại cho rằng: “Sau vỡ đập thủy điện Đak Rông 3, các sở, ban ngành chức năng địa phương đã kiểm tra thực tế hiện trường, kết luận hạng mục bị vỡ là do không chịu nổi áp lực của nước chứ không phải bị phá bỏ như giải trình của chủ đầu tư, nên đã thống nhất kiến nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện kiểm tra chất lượng công trình này”. Ông Kết cho biết thêm: “Về mặt quản lý nhà nước đối với công trình thủy điện Đak Rông 3 là do Sở Công Thương tỉnh trực tiếp đảm nhận”.
Ngày 30.11.2012, chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại để làm việc với ông Lê Quang Vĩnh - Giám đốc Sở Công Thương QT, nhưng ông Vĩnh không nghe máy. Đáng nói, từ sau khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Đak Rông 3, chúng tôi đã rất nhiều lần liên hệ làm việc với ông Vĩnh về trách nhiệm quản lý ngành, địa phương đối với công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn, nhưng đều bị ông Vĩnh từ chối nghe máy.
Chủ đầu tư trây ỳ, chính quyền... vô can
Đầu tháng 10.2012, chỉ sau 2 ngày tích nước lòng hồ thủy điện Đak Rông 3, với các trận mưa trong một thời gian ngắn, mực nước lòng hồ đã ngập cao hơn 4m so với điểm dâng nước mà nhà đầu tư cam kết với chính quyền, người dân địa phương. Cùng với đó là con đập thủy điện này đã nhanh chóng bị vỡ, khiến dư luận liên tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu an toàn của công trình, cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với người dân đang phải sinh sống ở trong lòng hồ này. Điều đáng nói, đến nay gần 20 hộ dân ở đó - đã từng bị ngập lũ do công trình này gây ra - vẫn chưa được di dời.
Bức xúc về vấn đề trên, bà Hồ Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long - nói: “Chúng tôi đã rất nhiều lần kiến nghị, yêu cầu chủ đầu tư công trình (Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn, trụ sở ở TP.Đồng Hới, Quảng Bình) phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết việc đền bù, di dời gần 20 hộ dân ở thôn Pa Hy, xã Tà Long đến nơi ở mới, nhưng chủ đầu tư vẫn trây ỳ, cố cãi rằng nước thủy điện chỉ ngập đất đai sản xuất của dân ở đó, chứ không ngập nhà cửa nên không cần thiết phải di dời. Trong khi đó, thực tế việc tích nước vừa qua của công trình (đầu tháng 10.2012) đã gây ngập nhà cửa của một số hộ dân ở đây, trong đó nhà ông Hồ Ai Ta bị ngập nặng, cuốn trôi lương thực và một số tài sản khác”.
Tìm hiểu trách nhiệm giải quyết vấn đề trên, ngày 30.11.2012, ông Mai Thức - Phó Chủ tịch UBND tỉnh QT - cho biết: “Cái này (công trình thủy điện Đak Rông 3) là do tư nhân làm, theo quy định của Nhà nước thì việc đó (di dời dân ra khỏi khu vực lòng hồ) là do tư nhân thực hiện”. Về thiệt hại của người dân, ông Thức trả lời: “Có thiệt hại gì lớn đâu, chỉ là 28 bao sắn thôi, cái này cũng do chủ đầu tư đền bù”(!).
“Khi được hỏi hay trả lời thắc mắc của người dân, chính quyền, sở, ban ngành chức năng các cấp đều nói chủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho dân. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có chính quyền xã, huyện kiến nghị, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện” - bà Hồ Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long - cho biết. Cũng theo bà Hoa, chủ đầu tư thủy điện Đak Rông 3 đã bắt đầu khắc phục hạng mục con đập bị vỡ từ cách đây 5 ngày, trong khi đó họ vẫn chưa tiến hành đền bù thiệt hại cho dân.
Vỡ… vẫn cứ làm(!)
Ngày 2.12, theo quan sát của chúng tôi, chủ đầu tư đã cho nhân công hút nước ở lòng hồ nhằm thi công vá đập bị vỡ. Điều đáng nói, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ động thái nào về việc kiểm tra chất lượng công trình. “Không ai dám chắc sau khắc phục, công trình sẽ không bị vỡ lần nữa, ở chỗ cũ hay hạng mục mới” - một vị lãnh đạo UBND huyện Đak Rông nói.
Chúng tôi đặt câu hỏi chất lượng công trình thủy điện Đak Rông 3 với ông Mai Thức - Phó Chủ tịch UBND tỉnh QT - thì nhận được câu trả lời: “Đối với công trình thủy điện Đak Rông 3, tỉnh chỉ tập trung vào 2 vấn đề: Thứ nhất là việc tích nước thì nhà đầu tư phải báo cáo tỉnh, thứ hai là nhà đầu tư phải xây dựng công trình đúng theo quy hoạch của địa phương. Còn vấn đề chất lượng công trình thì tỉnh không can thiệp sâu vào, do cái này là tư nhân làm, thiệt hại kinh tế là của họ”(?!).
Cùng vấn đề trên, ông Cao Văn Kết - Phó GĐ Sở Xây dựng QT - lại cho rằng: “Sau vỡ đập thủy điện Đak Rông 3, các sở, ban ngành chức năng địa phương đã kiểm tra thực tế hiện trường, kết luận hạng mục bị vỡ là do không chịu nổi áp lực của nước chứ không phải bị phá bỏ như giải trình của chủ đầu tư, nên đã thống nhất kiến nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện kiểm tra chất lượng công trình này”. Ông Kết cho biết thêm: “Về mặt quản lý nhà nước đối với công trình thủy điện Đak Rông 3 là do Sở Công Thương tỉnh trực tiếp đảm nhận”.
Ngày 30.11.2012, chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại để làm việc với ông Lê Quang Vĩnh - Giám đốc Sở Công Thương QT, nhưng ông Vĩnh không nghe máy. Đáng nói, từ sau khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Đak Rông 3, chúng tôi đã rất nhiều lần liên hệ làm việc với ông Vĩnh về trách nhiệm quản lý ngành, địa phương đối với công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn, nhưng đều bị ông Vĩnh từ chối nghe máy.
PHAN THANH (Báo Lao Động)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.