Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ năm, 21/11/2024, 19:10:43 PM (GMT+7)
Biệt phủ của con hay của cha?
(19:42:45 PM 26/10/2017)(Tin Môi Trường) - Gọi “biệt phủ” để chỉ những tòa lâu đài rộng lớn (nhưng chưa chắc đã lộng lẫy) như tòa nhà phủ, huyện ngày trước. Còn ở thời đại này, biệt phủ còn phải lộng lẫy, gắn liền với sự giàu có, xa hoa của một quan chức nào đó.
>> 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm >> Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn? >> Tác dụng “cứu mạng” của loại gia vị người Việt hay dùng >> Net Zero – Cuộc chơi của những người giàu hay Cơ hội cho người dẫn đầu? >> 5 cách “đối phó” với câu hỏi phỏng vấn hay và khó
Biệt phủ thường lộ ra, tung tóe ra khi quan chức đó "có vấn đề" hay chuẩn bị về hưu hoặc đã về hưu. Cũng có biệt phủ vẫn lồ lộ ra khi vị quan đó đương chức, như trường hợp biệt phủ hoành tráng của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái, mà Thanh tra Chính phủ vừa tuyên bố cần "xử lý kỷ luật nghiêm minh" vì kê khai tài sản thiếu trung thực.
Ông Quý cũng đã từng thanh minh với báo chí rằng để có được biệt thự hoành tráng đó, gia đình ông phải đi vay, thậm chí đây là kết quả của cả một quá trình "lao động lam lũ từ thời trẻ, nỗ lực vươn lên làm đủ thứ nghề".
Trường hợp nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Phước Thanh mới về hưu, lộ ra biệt phủ hàng ngàn mét vuông lộng lẫy ở huyện Bình Chánh - TP HCM, nghi là của ông, bắt nguồn từ chuyện dư luận "tò mò" việc ông được một ngân hàng tổ chức tiệc nghỉ hưu tốn kém. Sự "tò mò" ấy lộ ra biệt phủ và ngay lập tức công luận biết ngay chủ nhân của nó là ai. Chính quyền huyện Bình Chánh xác nhận chủ nhân ngôi biệt thự này là của cô Nguyễn Phước Thiên Anh, sinh năm 1995, mới 22 tuổi, hiện đang du học ở Mỹ. Cô này là ai, có quan hệ gì với ông Nguyễn Phước Thanh, chắc khỏi cần nói ra, ai cũng biết.
"Con cháu chúng ta giỏi thiệt" - đó là câu nói mà nhiều người biết tin này phải thốt lên với cô gái 9X tỉ phú kia. Cô ấy đang đi học, học tận bên Mỹ, có lẽ còn kinh doanh, buôn bán gì nữa mới giàu đến vậy. Đó là lý giải theo logic, căn biệt phủ ấy do cô làm ra. Tuy nhiên chẳng ai tin chuyện đó, dù trên giấy tờ, chủ quyền biệt phủ ấy đứng tên cô.
Vậy biệt phủ ấy của ai? Cũng theo logic, dư luận nghĩ đó là của ông Nguyễn Phước Thanh. Về mặt chính danh, đó vẫn chỉ là suy luận, bởi nếu không phải của ông Thanh thì nghi oan cho ông ấy, không nên. Cách tốt nhất là ông Nguyễn Phước Thanh nên lên tiếng để giải tỏa công luận, cho rõ ràng minh bạch biệt phủ ấy là của cha hay của con; được tậu bằng tiền kinh doanh hay nuôi heo, nuôi bò, nuôi chó…, hay làm đủ thứ nghề khác như ông Phạm Sỹ Quý từng làm?
Chỉ có minh bạch, dư luận mới "thấu cảm" cho ông, còn không người ta vẫn nghĩ quan ngân hàng làm gì mà giàu có đến vậy. Nhớ cái thời ông Thanh còn lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, ngân sách phải gánh việc mua lại 3 ngân hàng 0 đồng đang lỗ lã nghiêm trọng mà hậu quả đến nay vẫn tiếp tục lỗ ngàn tỉ và nhiều đại án ngân hàng khác.
Trở lại câu chuyện về biệt phủ. Thực ra, nếu không có phong trào chống tham nhũng rất nóng trong thời gian gần đây và vẫn đang tiếp tục nóng lên thì những biệt phủ các quan chức vẫn chưa lộ ra.
Thực tế không chỉ có những quan lớn cấp hàm bộ trưởng, thứ trưởng, các quan đầu tỉnh, mà các quan đầu huyện, đầu quận nhiều người cũng có biệt phủ xa hoa không kém. "Văn hóa biệt phủ" hình thành từ chính nạn tham nhũng, bởi nếu làm quan to cấp bộ trưởng, lương và các khoản thu nhập khác, làm sao đủ tiền xây biệt phủ?
Ở đây cũng lộ ra một điều mà Đảng và các cơ quan chống tham nhũng đã thấy, đó là sự thiếu trung thực trong việc kê khai tài sản của cán bộ công chức, đặc biệt là với cán bộ cao cấp. Làm sao quản lý được nguồn thu nhập, tài sản của cán bộ là vấn đề mấu chốt trong công tác chống tham nhũng.
Ban Bí thư cũng vừa ban hành hướng dẫn khung về các nội dung phải công khai tài để nhân dân biết, trong đó có bản kê khai tài sản cán bộ. Hy vọng đó là cơ sở để các cơ quan chức năng và người dân giám sát.
Trở lại biệt phủ bị nghi là của ông Nguyễn Phước Thanh ở Bình Chánh. Ông Thanh là cán bộ cấp cao, phải gương mẫu, cả trong việc kê khai tài sản theo hướng dẫn của Ban Bí thư như vừa nêu trên. Ông Thanh nên công khai tài sản và đặc biệt, nếu muốn giữ uy tín, ông nên lên tiếng trả lời cho công luận biết biệt phủ hoành tráng ấy là của ai…
Lưu Nhi Dũ (báo NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.