»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:27:23 PM (GMT+7)

Bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên nước với sự tham gia của tình nguyện viên và cộng đồng

(22:10:32 PM 01/02/2018)
(Tin Môi Trường) - Hòa với thế giới hưởng ứng ngày Đất ngập nước năm nay, hơn 1.300 nhân viên của ngân hàng HSBC Việt Nam đã cùng nhau cam kết ủng hộ và theo đuổi một chương trình tình nguyện “Bảo tồn và Quản lý Tài nguyên Nước với sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam” kéo dài suốt hai năm.

Dự án này được xây dựng với mục tiêu bảo tồn tài nguyên nước và mang lại nước sạch cho cộng đồng ở hai khu vực đất ngập nước Tràm Chim và lưu vực sông Vũ Gia - Thu Bồn, thành phố Đà Nẵng. 

 

Bảo[-]tồn[-]và[-]quản[-]lý[-]bền[-]vững[-]tài[-]nguyên[-]nước[-]với[-]sự[-]tham[-]gia[-]của[-]tình[-]nguyện[-]viên[-]và[-]cộng[-]đồng[-]

Đánh bắt cá tại Tràm Chim -Ảnh:Thomas Cristofoletti / WWF-US

 

Trong chương trình này, với hỗ trợ kỹ thuật của WWF-Việt Nam trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn và Quản lý Tài nguyên Nước với sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam”, các tình nguyện viên sau khi được tham gia các khoá tập huấn về nước và bảo tồn nguồn nước, sẽ trực tiếp đến với người dân để cùng tìm hiểu cách kiểm soát nguồn nước nhằm cải thiện chất lượng sống. Các tình nguyện viên sẽ hướng dẫn và điều phối các em học sinh trong khu vực dự án tham gia các chương trình giáo dục môi trường, hỗ trợ sinh kế bền vững và du lịch sinh thái. Đặc biệt, lần đầu tiên, những tình nguyện viên sẽ có cơ hội làm việc với các cán bộ địa phương để đưa ra giải pháp thiết thực cho các vấn đề nước mà địa phương đang phải đối mặt. 
 
Để đánh dấu cam kết này, sáng thứ Bảy ngày 3 tháng 2 năm 2018 tại Dinh Thống Nhất, hàng trăm nhân viên - tình nguyện viên của ngân hàng HSBC Việt Nam và các thành viên gia đình sẽ cùng nhau tham gia sự kiện Ngày hội Nước, nơi họ sẽ thưởng thức triển lãm ảnh, trải nghiệm gieo rừng cùng với công nghệ thực tế tăng cường và tham gia nhiều trò chơi tương tác. Sự kiện này sẽ giúp các bạn nhân viên trở về với nguồn cội của nước, hiểu rõ hơn giá trị của nước trong cuộc sống con người đồng thời cập nhật hiện trạng thực tế của những con sông Việt Nam. 
 
Nước là thành phần cơ bản và cốt yếu nhất tạo nên sự sống trên trái đất. Lịch sử cho thấy, những thành phố lớn và nhộn nhịp đều gắn liền với một dòng sông lớn. Điển hình tại Việt Nam, con sông Cửu Long đã bồi đắp nên một đồng bằng trù phú, nuôi sống hàng triệu người, cung cấp lương thực và nguồn nước cho sinh hoạt, đồng thời đóng góp vào hoạt động giao thương và buôn bán. Một nền văn hoá sông nước đặc sắc đã được hình thành và phát triển song song. 
 
Nhưng thực tế về dòng Cửu Long đã khác nhiều trong những thập kỷ gần đây. Áp lực phát triển kinh tế nhanh chóng trong nước cùng những tác động lên dòng chảy chính của dòng Mekong (con sông mẹ của Cửu Long) đang khiến vùng đồng bằng trù phú nhất nước ta hứng chịu nhiều thay đổi bất lợi và đáng ngại. Bên cạnh các yếu tố thiên nhiên như biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, các hoạt động của con người như khai thác cát quá mức, mở rộng sản xuất nông nghiệp với các công trình thuỷ lợi không bền vững và đặc biệt là sự thiếu hụt trầm tích phía hạ nguồn do việc xây dựng đập trên dòng chính của con sông, góp phần quan trọng tạo ra những thay đổi có chiều hướng xấu. Các trận hạn hán và sụt lở đất nghiêm trọng xảy ra năm 2017 tại đồng bằng sông Cửu Long dự báo sẽ còn tiếp diễn nếu như không có biện pháp khẩn cấp ứng phó với những thay đổi này.
 
Ngoài vấn đề trên của dòng Cửu Long, mà có thể đại diện cho các vấn đề chung của các dòng sông trên lãnh thổ, Việt Nam còn gặp phải vấn đề về chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm – hầu hết bị ô nhiễm do các hoạt động phát triển công nghiệp tập trung, chất thải từ thành thị, khai thác nguồn nước không bền vững. Đặc biệt, nguồn nước ngầm xung quanh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bị khai thác vượt quá khả năng nguồn nước có thể tái bổ xung. Sự xâm nhập mặn tại khu vực biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long cũng khiến cho vấn đề này thêm trầm trọng. 
 
Tiếp cận nguồn nước sạch là quyền con người và là một nhu cầu thiết yếu để phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Ngân hàng HSBC đã rất quan tâm đến chương trình này và từ năm 2012 đã bắt đầu hợp tác với WWF trong các hoạt động bảo tồn tài nguyên nước tại Việt Nam cũng như dự án “Bảo tồn và Quản lý Tài nguyên Nước với sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam” đang diễn ra thông qua Chương trình Bảo vệ Tài nguyên Nước – HSBC Water Programme do Tập đoàn HSBC tài trợ với giá trị 150 triệu đô la Mỹ. Chương trình này, từ khi ra đời vào năm 2012, đã mang nước sạch đến hơn 2,5 triệu người dân trên khắp thế giới.   . 
 
Chia sẻ kỳ vọng của mình, ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam nói: “Tinh thần tình nguyện là một trong những nét văn hoá đặc trưng của HSBC. Thông qua dự án, chúng tôi kỳ vọng không chỉ 350 tình nguyện viên HSBC Việt Nam trực tiếp tham gia dự án mà toàn bộ nhân viên HSBC Việt Nam sẽ nhận thức rõ ràng về tình trạng nước sạch, biến đổi khí hậu và vai trò của mỗi người trong công tác bảo tồn. Với những kiến thức thu được thông qua các hoạt động, họ sẽ thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và trở thành một đại sứ bảo vệ nguồn nước quý giá của chúng ta.”
 
Bà Trịnh Thị Long, Điều phối viên Chương trình Nước của WWF-Việt Nam cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao tinh thần tình nguyện của các nhân viên HSBC khi họ tham gia vào một dự án với sự cam kết lớn về thời gian và công sức. Chúng tôi hy vọng dự án sẽ đem lại những tác động thực tế, cải thiện các vấn đề quản lý tài nguyên nước, đồng thời hỗ trợ tốt nhất để cộng đồng địa phương được tham gia vào các đối thoại chính sách, nâng cao giá trị từ các dịch vụ môi trường trong những lĩnh vực ưu tiên tại Việt Nam. Qua đó, chất lượng tài nguyên nước tại hai khu vực cảnh quan sẽ được cải thiện, ngăn chặn sự xuống cấp sinh cảnh tự nhiên, cũng như bảo vệ sự toàn vẹn đa dạng sinh học của thiên nhiên nơi đây.”
Chương trình Bảo vệ Tài nguyên nước của HSBC
 
Nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số nhanh chóng cùng tình trạng biến đổi khí hậu trong thời gian qua đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sạch. Nước đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng cộng đồng dân cư lành mạnh cũng như phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Nhận thức rõ điều này, Ngân hàng HSBC cho ra đời Chương trình Bảo vệ tài nguyên Nước - HSBC Water programme. Để thực hiên chương trình này, từ năm 2012, ngân hàng HSBC đã hợp tác với các tổ chức quốc tế Earthwatch, WaterAid, WWF cũng như các đối tác tại địa phương. Chương trình kéo dài trong tám năm với giá trị 150 triệu đô la Mỹ. Tính đến nay, Chương trình Bảo vệ tài nguyên Nước của HSBC tự hào mang nước sạch đến hơn 2,5 triệu người và tạo cơ hội cho 1,6 triệu người dân trên khắp thế giới được tiếp cận với hệ thống vệ sinh phù hợp. 
Nguyễn Phương Ngân - Nguồn: WWF-Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên nước với sự tham gia của tình nguyện viên và cộng đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI