»

Thứ hai, 25/11/2024, 04:34:11 AM (GMT+7)

Xà bông diệt khuẩn “diệt” cả người

(16:58:03 PM 09/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Lâu nay, người tiêu dùng luôn cho rằng xà bông diệt khuẩn giúp cơ thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Tuy nhiên, xà bông diệt khuẩn vẫn gây hại cho người dùng.


Xà bông diệt khuẩn có thể khiến "đôi gò bồng đảo" bị xuống cấp

Có một lượng bã nhờn được tiết ra ở vùng da quanh vú. Đặc biệt khi mang thai, cơ thể phụ nữ tăng cường bài tiết khiến tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi ở vùng này phát triển, cùng với lượng axit được tiết ra khiến núm vú và vùng da xung quanh trở nên mềm mại hơn. 




Xà bông diệt khuẩn gây hại cho núi đôi

 


Các chuyên gia về sức khỏe khẳng định, việc thường xuyên sử dụng xà bông sẽ tẩy sạch các chất có lợi cho sức khỏe, những chất thúc đẩy sự phân chia tế bào và sự phát triển của núm vú, tạo ra sự  mềm mại của làn da vùng này. Nếu bạn liên tục làm sạch vùng ngực bằng xà bông, các chất nhờn cần thiết để giữ ẩm da bị loại bỏ, gây hỏng lớp bảo vệ bề mặt của da, khiến da khô và dễ viêm. Vì thế, để duy trì sức khỏe của vú và vùng da quanh vú, bạn nên vệ sinh chúng bằng nước ấm hoặc dùng các sản phẩm tắm dịu nhẹ, không làm khô da.


Xà bông diệt khuẩn gây hại cho da trẻ

Các chuyên gia chăm sóc trẻ em cho rằng tắm cho trẻ bằng xà bông sẽ khiến trẻ gặp nhiều các vấn đề về da và làm gia tăng nguy cơ bị eczema. Trong thực tế, nếu tắm bằng xà bông thường xuyên, em bé nhà bạn có nguy cơ gặp các vấn đề về da nhạy cảm gấp 2 lần so với những em bé không tắm bằng xà bông.



Làn da bé cũng bị tổn thương vì xà bông diệt khuẩn



Lạm dụng xà bông và các sản phẩm chăm sóc da khác khi tắm cho trẻ chính là những thủ phạm gây phiền hà cho làn da của bé. Bởi vì làn da của em bé mỏng hơn gấp 5 lần so với làn da của người lớn vì thế những hóa chất có trong xà bông hoặc các sản phẩm chăm sóc da có thể làm da trẻ trở nên khô hơn và dễ gây kích ứng da bé. Do đó, không nên dùng xà bông để tắm cho một em bé.

Bên cạnh đó, còn một lý do khác nữa đó là trước khi em bé bắt đầu ăn thức ăn rắn, da của bé thực sự sẽ không tiết ra mồ hôi dầu với mùi mồ hôi giống như người lớn. Vì thế làn da của bé cũng không bị bẩn và  sẽ không cần tắm nhiều cũng như sử dụng xà bông khi tắm như người lớn.


Xà bông diệt khuẩn ảnh hưởng tới nồng độ hooc môn

Tiến sĩ Rolf Halden, Trung tâm an ninh môi trường, Đại học bang Arizona (Mỹ) cho biết, xà phòng rất hữu ích ở bệnh viện - nơi mọi người biết cách sử dụng, nhưng nó lại vô nghĩa tại các gia đình.

Theo ông, để giết vi khuẩn, mọi người cần rửa tay với xà bông diệt khuẩn khoảng 20-30 giây, nhưng hầu hết chúng ta chỉ làm việc này trong khoảng thời gian trung bình là 6 giây. Kết quả là, xà phòng diệt khuẩn sẽ chẳng hiệu quả hơn những loại xà bông khác. Tiến sĩ Halden nhấn mạnh thêm, khi đó, các loại vi trùng còn có thể thích ứng với các thành phần kháng khuẩn trong xà bông và kháng lại.


Xà bông diệt khuẩn còn ảnh hưởng đến hooc môn



Ông tin là điều này thậm chí làm tăng khả năng kháng kháng sinh - điều gây thêm khó khăn cho các bác sĩ khi điều trị nhiễm khuẩn. Tiến sĩ Halden cũng cảnh báo, có một số bằng chứng cho thấy các hóa chất trong xà bông diệt khuẩn có thể ảnh hưởng tới nồng độ hoóc môn của người dùng.

Suốt 20 năm qua, số sản phẩm chứa triclosan và triclocarban - hóa chất kháng khuẩn - đã tăng vọt. Và hệ quả là, 3/4 dân số Mỹ hiện nay có các hóa chất này trong nước tiểu.

Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đang bắt đầu kiểm soát việc sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn. Họ cho biết sẽ phải loại bỏ tất cả các sản phẩm trừ phi nhà sản xuất có thể chứng minh chúng vừa hiệu quả, vừa an toàn cho người sử dụng.

(Theo VietQ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xà bông diệt khuẩn “diệt” cả người

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI