Vụ nữ sinh bị cưa chân oan ở Đắc Lắc : Dân hỏi khó Bộ trưởng Bộ Y tế
(11:49:40 AM 17/03/2016)Nữ sinh Lê Thị Hà Vi (học sinh lớp 10, trú tại xã Ea B’hốk, huyện Cư Kuin, ĐắkLắk) bị tai nạn giao thông được BV Đa Khoa huyện Cư Kuin chẩn đoán em bị gãy mâm chày chân phải, xử lý bó bột. Thế nhưng vì bác sĩ xử lý kém chuyên môn dẫn đến em bị cưa oan một chân, người dân đã lên trang chính thức của Bộ Y tế đặt nhiều câu hỏi.
Nhiều người đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Y tế về vụ việc.
Tiền lệ đau chân trái, mổ chân phải
Khó có thể chấp nhận sự cố thiếu chuyên môn nguy hiểm này, nhiều người dân đã đặt câu hỏi thẳng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trên fanpage chính thức của bà.
Bạn Phương Phi vào thẳng vấn đề: "Thế còn vụ nữ sinh bị cưa chân do lỗi của bác sĩ thì sao, thưa Bộ trưởng? Em gái mới 15 tuổi, học giỏi, xinh xắn. Bó chân người ta, rồi cưa cả chân của người ta. Cưa cụt luôn bao ước mơ, tương lai của em! Đọc báo mà bức xúc vô cùng".
Không chỉ bày tỏ sự bức xúc, nhiều người còn thể hiện cảm xúc rất thật với Bộ trưởngY tế, hồ nghi và lo lắng về chất lượng của một số bác sĩ sau khi vụ việc đáng tiếc xảy ra, sâu chuỗi với hàng loạt vụ việc trước đó:
"Một bé gái ở Đắc Lắc phải cắt bỏ 1 chân, hủy hoại cả một tương lai xán lạn. Nhiều lúc tôi không hiểu tại làm sao có thể đào tạo ra được những bác sĩ kiểu ấy. Trước cũng một vài vụ rồi: Đau chân trái, mổ chân phải; đau ruột thừa mổ dạ dày... Tôi nghĩ bộ trưởng cần phải làm rõ vụ việc này", bạn có nick Vũ Hưng chia sẻ.
Đa số những ý kiến, câu hỏi gửi đến Bộ trưởng Tiến liên quan đến câu chuyện bé gái đều gửi gắm mong muốn Bộ trưởng sẽ có hướng giải quyết thích đáng, công khai cho người dân cùng biết.
"Cái sai thì nhận trách nhiệm đăng lên cho người dân còn biết. Vụ em gái phải cưa chân vì sĩ diện của bệnh viện thì rõ rành rành. Đăng cái đáng khen thì cũng phải đăng cái đang chê để dân thấy cái minh bạch chứ! Nếu bộ trưởng thật sự đọc face này thì mong bà sẽ có hướng xử nghiêm hết các bác sỹ tắc trách đi".
Trước hàng loạt những câu hỏi liên tiếp được đặt ra, dù Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn chưa chính thức lên tiếng về vụ việc này trên trang, tuy nhiên, về phía Bộ Y tế cho biết Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có công văn số 235/KCB-QLCL gửi Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk ngày 15/3 yêu cầu làm rõ thông tin vụ việc nghiêm trọng trên.
Bệnh viện đang tạm đình chỉ công tác 4 người
Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin nơi em Vi điều trị dẫn đến bị hoại tử phải cưa chân. (Ảnh: Dân trí)
Thừa nhận với báo chí, Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin - ông Nguyễn Văn Tâm đưa ra nguyên nhân một phần dẫn đến sự việc đáng tiếc trên là do vị bác sỹ khoa ngoại yếu kém chuyên môn, tắc trách trong công việc.
"Hiện tại bệnh viện tôi đang thiếu bác sĩ nhất là bác sĩ bên khoa ngoại. Đây cũng là do sự tắc trách từ lúc bác sĩ bên khoa ngoại bó bột cho đến lúc xin chuyển viện mà không được", ông Tâm phân trần.
Trong khi vụ việc vẫn đang nóng, Thông tin từ Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, ngày 16/3, Bệnh viện làm hỏng một chân của bệnh nhân đã tổ chức cuộc họp khẩn hội đồng chuyên môn về việc này.
Kết luận buổi họp Giám đốc Bệnh viện đã khiển trách toàn bộ điều dưỡng khoa Ngoại không hoàn thành công tác chăm sóc bệnh nhân trong khoa dẫn đến tai biến trong điều trị.
Phía bệnh viện cho biết đã tạm đình chỉ 4 người liên quan đến vụ việc. Theo đó, 4 người bị đình chỉ đều thuộc khoa ngoại: ông Trần Đức Lam, Phó Giám đốc bệnh viện kiêm trưởng khoa Ngoại; ông Y Tâm - Bác sĩ điều trị khoa Ngoại; bà Lê Thị Long và Vũ Thị Kim Len là cán bộ điều dưỡng chăm sóc khoa Ngoại để kiểm điểm trách nhiệm.
Xin chuyển viện không được
Ngày 6-3, nữ sinh Lê Thị Hà Vi (học sinh lớp 10, trú tại xã Ea B’hốk, huyện Cư Kuin, ĐắkLắk) bị tai nạn giao thông và được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin.
Bác sĩ chẩn đoán Vi bị gãy mâm chày nên đã cho bó bột. Sau đó, Vi liên tục kêu đau nhưng các bác sĩ không đồng ý tháo bột kiểm tra.
Tình hình bệnh nhân không tiến triển tốt sau đó. Đến ngày 10-3, khi phó giám đốc bệnh viện chỉ đạo tháo bột ra thì chân Vi đã sưng to, gia đình xin chuyển viện nhưng không được đồng ý.
Ngày 11-3, gia đình chuyển Vi lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk thì được chẩn đoán đã bị hoại tử và chuyển đi Bệnh viện Chợ Rẫy và buộc phải cắt chân.
Bệnh viện Đa khoa Cư Kuin gom 20 triệu bồi thường ban đầu, giám đốc bệnh viện nói đây là tiền cá nhân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.