»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:27:18 AM (GMT+7)

Vinh danh những bài viết xuất sắc vì sự phát triển bền vững và hợp pháp của cộng đồng y học cổ truyền

(12:43:32 PM 22/06/2019)
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/6 /2019, Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã – Tổ chức TRAFFIC phối hợp với Đại học Y Hà Nội và Tổ chức Truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia tổ chức Chương trình trao giải Cuộc thi viết online 2019 “Tại sao không nên sử dụng động vật hoang dã trong kê đơn bốc thuốc chữa bệnh”.

Cuộc thi, dưới sự tài trợ của Tổ chức WWF Đức, hướng tới việc tìm kiếm những sáng kiến, những ý tưởng hay nhằm chấm dứt việc sử dụng nhiều loài động vật hoang dã được bảo vệ trong các bài thuốc Đông Y tại Việt Nam. 

 

Vinh[-]danh[-]những[-]bài[-]viết[-]xuất[-]sắc[-]vì[-]sự[-]phát[-]triển[-]bền[-]vững[-]và[-]hợp[-]pháp[-]của[-]cộng[-]đồng[-]y[-]học[-]cổ[-]truyền

Ban tổ chức cuộc thi chụp ảnh cùng các thí sinh đoạt giải

 

Các thí sinh Võ Thị Tuyết, Ngô Mai Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Tuấn đã có những bài viết xuất sắc nhất trong số 65 bài dự thi gửi tới cuộc thi. Các bài viết này đã đưa ra những gợi ý về việc sử dụng nhiều loài thực vật như những vị thuốc thay thế sừng tê giác và các loài động vật hoang dã khác cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng sinh học hướng tới sự phát triển bền vững của nền y học cổ truyền nói riêng và sự đa dạng sinh học của trái đất nói chung. Bên cạnh đó, các bài viết cũng khẳng định những hệ lụy to lớn của việc săn bắn động vật hoang dã trái phép đối với cộng đồng cư dân địa phương sinh sống phụ thuộc vào thiên nhiên hoang dã và sự cần thiết phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã. 
 
Thầy Đào Anh Sơn, Chuyên viên Phòng Đào tạo – Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế Giáo vụ khối Y tế công cộng và Dinh dường, Viện Đào tạo THDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy các em sinh viên đã thể hiện sự quan tâm và nhiệt huyết trong việc bảo vệ môi trường, sự đa dạng sinh học và các giống loài hoang dã bằng việc tích cực tham gia cuộc thi này. Việc cộng đồng y học cổ truyền cùng chung tay đấu tranh chấm dứt việc kê đơn các bộ phận và chế phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã tại Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết”.
 
Các bài viết được chấm dựa trên các tiêu chí như sự rõ ràng, tính logic trong việc lập luận và mức độ truyền cảm của nội dung bài viết. Các thí sinh tham gia cuộc thi phải đăng tải và chia sẻ bài viết của mình trên trang Facebook cá nhân. Các bài viết trong cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của hàng trăm người đọc. Các bài viết xuất sắc nhất sẽ được dịch sang tiếng Anh và được Tổ chức TRAFFIC chia sẻ trên các kênh truyền thông phù hợp.
 
Dù việc mua, bán và/hoặc tàng trữ các bộ phận và chế phẩm của nhiều loài động vật hoang dã là trái phép nhưng sừng tê giác, vảy tê tê và xương hổ vẫn được coi là các vị thuốc Đông Y tại Việt Nam. Thực tế, tính cho đến năm nay, hơn 40 tấn vảy tê tê đã bị bắt giữ khi được vận chuyển trái phép trong lãnh thổ hoặc vào Việt Nam.
 
Cuộc thi là hoạt động tiếp nối của Hội thảo đào tạo sinh viên y học cổ truyền về các vị thuốc thay thế động vật hoang dã do Tổ chức TRAFFIC tổ chức vào năm 2018 dưới sự tài trợ của Tổ chức WWF Đức. Khảo sát thực hiện tại Hội thảo này đã cho thấy 85% sinh viên sau khi tham gia Hội thảo khẳng định họ sẽ không kê đơn cũng như tư vấn cho bệnh nhân hoặc người thân sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã so với 68% sinh viên trước khi tham gia Hội thảo. Đây cũng được xem là tiền đề cho việc đã có rất nhiều em sinh viên y học cổ truyền tham gia vào cuộc thi viết năm nay. 
 
Vinh[-]danh[-]những[-]bài[-]viết[-]xuất[-]sắc[-]vì[-]sự[-]phát[-]triển[-]bền[-]vững[-]và[-]hợp[-]pháp[-]của[-]cộng[-]đồng[-]y[-]học[-]cổ[-]truyền
Bà Sarah Ferguson, Giám đốc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam phát biểu
 
Bà Sarah Ferguson, Giám đốc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi mong muốn hỗ trợ và khuyến khích các em sinh viên y học cổ truyền nghiên cứu và sử dụng các vị thuốc Đông Y bền vững và hợp pháp trong thực hành kê đơn bốc thuốc chữa bệnh. Việc làm này góp phần chấm dứt chuỗi buôn bán trái phép động vật hoang dã đang diễn ra trên toàn cầu đồng thời cung cấp những giải pháp, những cách làm hay để khuyến khích cộng đồng y học cổ truyền tham gia sâu và rộng hơn trong việc bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp”.

 Vinh danh những bài viết xuất sắc vì sự phát triển bền vững và hợp pháp của cộng đồng y học cổ truyền

Các bạn sinh viên đoạt giải

 
Danh sách các bạn đoạt giải thưởng cuộc thi: 
 
+ Giải nhất: 1.Võ Thị Ánh Tuyết, Trường ĐH Y Hà Nội; 2.Ngô Mai Thị Thanh Huyền; Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM; 3. Nguyễn Văn Tuấn, Trường Đại học Y Hà Nội. 
 
+ Giải nhì: 1. Nguyễn Thị Mai, Đại học Kĩ thuật Y Tế Hải Dương; 2. Nguyễn Thị Kim LiênTrường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp; 3.Vũ Quyết Phú, trường CĐY tế Hà Nội
 
+ Giải ba: 1.Phạm Ngọc Đan Anh; Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam; 2. Vũ Thành Nam, Trường ĐH FPT; 3. Phạm Mai Oanh; Trường ĐH Y Hà Nội
 
+ Giải khuyễn khích: 1.Hà Thị Thu Linh, ĐH Y Hà Nội: 2. Đặng Minh Vũ, Trường ĐH Thủy Lợi
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vinh danh những bài viết xuất sắc vì sự phát triển bền vững và hợp pháp của cộng đồng y học cổ truyền

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI