Tử vong sau phẫu thuật gãy chân: phẫu thuật "đúng quy trình"
(18:11:12 PM 18/03/2016)
Người nhà bệnh nhân bức xúc về cái chết của bà Là - Ảnh: Đ.C
Cũng trong sáng 18-3, bà Ngô Thị Kim Yến, giám đốc Sở Y tế, và ban giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng đã trao đổi với báo chí về bệnh nhân Trần Thị Là (47 tuổi, trú Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng) tử vong tại bệnh viện này sau phẫu thuật chân.
Theo ông Trần Ngọc Thạnh - giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, bà Là bị té ngã và vào viện ngày 6-3 là ngày chủ nhật. Ngay từ cấp cứu đã chụp phim chẩn đoán và chuyển vào Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình với chấn đoán gãy liên lồi tròn xương đùi bên phải, bà Là hoàn toàn khỏe mạnh. Sau đó bệnh viện xếp lịch mổ vào ngày 15-3.
Khi mổ, bà Là được gây tê tủy sống. Sau ca mổ, bà Là tỉnh táo. Trong ca mổ bà Là có mất khoảng 500ml máu.
Sau mổ, bà Là được đưa vào khu chăm sóc đặc biệt, hồi sức sau mổ và được truyền máu. Khi vừa truyền bịch máu thứ 3 thì bà Là than mệt, khó thở nên bác sĩ cấp cứu kịp thời thì mạch, huyết áp có lại. Bà Là được cho thở máy và hội chẩn viện khẩn cấp toàn bệnh viện.
Sáng 18-3, hội đồng khoa học kỹ thuật của Bệnh viện đã họp với các bác sĩ trưởng phó khoa và bà Ngô Thị Kim Yến – giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng - để phân tích, đánh giá về trường hợp của bà Là.
Theo bà Yến, qua khai thác về tình hình bệnh, cũng như các yếu tố về cận lâm sàng, Sở Y tế thống nhất với kết luận của bệnh viện là bệnh nhân bị thuyên tắc phổi và có thể sốc phản vệ do truyền máu.
“Bệnh viện tiến hành ca này theo đúng quy trình chuyên môn. Tuy nhiên, đứng ở góc độ cá nhân là người nhà của bệnh nhân, chúng ta cũng bức xúc. Đến giờ phút này, qua kiểm tra đánh giá của hội đồng khoa học bệnh viện có sự chứng kiến của Sở Y tế về mặt chuyên môn, tất cả những nhận định của bệnh viện là chính xác và chúng tôi thống nhất với kết luận của hội đồng khoa học bệnh viện”- bà Yến cho biết.
Trả lời câu hỏi của các PV vì sao nhập viện mà 9 ngày sau mới mổ, ông Lê Đức Nhân, phó giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân nhập viện vào chủ nhật và được chẩn đoán ngay, nếu mổ cấp cứu sẽ mổ ngay. Còn ca này không thuộc diện cấp cứu nên phải làm các xét nghiệm rồi mới được duyệt mổ vào sáng thứ 6 hàng tuần và mổ vào đầu tuần sau (thứ 2).
Trả lời vì sao sau mổ thì bệnh nhân rơi vào hôn mê, ông Nhân nói: “Sau khi đưa ra khỏi phòng mổ, bệnh nhân tỉnh táo, nói chuyện được với người nhà. Các thông số huyết áp, nhịp tim ổn định”.
Trong khi đó, theo gia đình nạn nhân, chiều 6-3, bà Là bị vấp té gãy chân và được đưa vào Bệnh viện Đà Nẵng. Các bác sĩ chẩn đoán bà bị gãy liên lồi cầu xương đùi bên phải rất phức tạp.
Đến ngày 15-3, bà Là được bác sĩ khoa Ngoại chấn thương - chỉnh hình phẫu thuật kết hợp nẹp xương và vít xốp để cố định chân bị gãy. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật, bà Là có diễn biến xấu.
Một bác sĩ bệnh viện cho biết sau ca phẫu thuật, bà Là được đưa qua khoa Hồi sức ngoại và vẫn tỉnh táo, huyết áp, nhịp tim, bình thường.
Do phẫu thuật ở chỗ xương xốp nên sau khi mổ có bị chảy máu nên bà Là thiếu máu. Khi các bác sĩ truyền được hơn một nửa bịch máu thì bệnh nhân có biểu hiện vật vã, suy hô hấp rồi ngừng tim, ngừng thở.
Bác sĩ này nói thêm đang nghi ngờ khả năng do tổn thương xương và biến chứng mỡ trong tủy làm tắc mạch phổi, gây tình trạng ngừng thở, ngừng tim đột ngột hoặc do truyền máu. Tuy nhiên phải chờ kết luận của hội đồng chuyên môn.
Điều khiến người nhà bệnh nhân bức xúc là tại sao nhập viện nhưng mãi 9 ngày sau bà mới được phẫu thuật và sau phẫu thuật thì xảy ra sự cố trên.
Sở Y tế Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng trong cuộc trao đổi với các phóng viên liên quan đến trường hợp của bệnh nhân Là - Ảnh: Đ.CƯỜNG
Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế Đà Nẵng yêu cầu thành lập ngay Hội đồng chuyên môn xác minh nguyên nhân tử vong của bà Trần Thị Là. Cục quản lý khám chữa bệnh cũng yêu cầu Sở Y tế Đà Nẵng xử lý nghiêm các cá nhân tập thể có vi phạm, đồng thời công khai kết quả xử lý cho cơ quan báo chí và Bộ Y tế trước ngày 25-3.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.