»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:36:08 PM (GMT+7)

Trời nắng nóng, bệnh gia tăng

(14:32:33 PM 27/03/2015)
(Tin Môi Trường) - Khoảng 10 ngày nay các bệnh như hô hấp, tiêu chảy, tay chân miệng bắt đầu tăng. Các bác sĩ dự đoán những bệnh này tiếp tục tăng trong những tuần tới.

[-]Trời[-]nắng[-]nóng,[-]bệnh[-]gia[-]tăng

Bệnh nhi mắc bệnh hô hấp điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: T.Dương

 

Sáng 26-3, các giường bệnh tại phòng bệnh 305 khoa hô hấp Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP.HCM) đều nằm ghép.


Sử dụng quạt không đúng cách


Số trẻ mắc bệnh hô hấp điều trị tại khoa hô hấp BV Nhi Đồng 1 ngày 26-3 là khoảng 190 trẻ, trong đó phần lớn trẻ mắc bệnh viêm phổi, tăng 40-50 ca so với hơn một tuần trước.


Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, phó giám đốc BV Nhi Đồng 2, cho biết khoảng 10 ngày nay, số trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tại BV này cũng tăng lên. Trước đó, khoảng 120 trẻ mắc bệnh hô hấp nằm điều trị tại khoa hô hấp thì nay tăng lên gần 200 trẻ.


Bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa hô hấp BV Nhi Đồng 1, nêu ra một nghịch lý. Trong khi thế giới ghi nhận bệnh hô hấp thường tăng lúc thời tiết lạnh nhưng qua nhiều năm công tác tại khoa hô hấp, bác sĩ lại ghi nhận khi thời tiết nắng nóng quá số trẻ mắc bệnh hô hấp tăng lên.


Dù chưa có công trình nghiên cứu về điều này, nhưng bác sĩ Anh Tuấn cho rằng thời tiết nắng nóng tại nước ta có một số lý do khiến trẻ mắc bệnh hô hấp. Đó là thói quen sử dụng máy lạnh, quạt máy nhiều và chưa đúng cách.


Ngoài ra khi thời tiết nóng, trẻ đổ mồ hôi nhiều nhưng nếu không biết cách giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ cũng khiến các mầm bệnh phát triển.


Cẩn trọng với bệnh tay chân miệng


Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm BV Nhi Đồng 1, cho biết ngày 26-3, tại khoa nhiễm có 42 ca tay chân miệng đang nằm điều trị. Con số này tăng gấp đôi so với những ngày trước Tết Nguyên đán. Dù số trẻ tay chân miệng mới bắt đầu tăng hơn một tuần nay nhưng đã có những ca nặng. Bác sĩ Khanh dự báo theo chu kỳ, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ còn tiếp tục tăng trong những tuần tới. Theo bác sĩ Khanh, phụ huynh nên áp dụng các cách phòng tránh bệnh này như rửa tay thường xuyên, vệ sinh môi trường và những vật dụng trẻ được tiếp xúc.


Bác sĩ Anh Tuấn đã hỏi những bà mẹ đưa trẻ đến khám về cách sử dụng máy lạnh và quạt máy, qua phần trả lời của các bà mẹ, qua đó nhận thấy rất nhiều bà mẹ sử dụng quạt máy, máy lạnh không đúng cách... Các bà mẹ giải thích là “bác sĩ ơi vì nóng không chịu nổi” hoặc “con tôi phải nằm ngay sát quạt máy mới chịu, chứ không bé sẽ khóc”.


Có bà mẹ còn kể cho bác sĩ nghe rằng không những nằm sát quạt, trẻ còn cởi hết quần áo để nằm cho mát. Bác sĩ Anh Tuấn nhận xét cách sử dụng quạt máy kiểu vậy người lớn còn bệnh chứ nói gì đến các bé.


Có gia đình cho trẻ nằm ngay luồng gió của máy lạnh và máy lạnh bật ở nhiệt độ thấp do nghĩ nhiệt độ này tôi dễ chịu, thoải mái nên nghĩ con tôi cũng vậy. Trong khi đó, khả năng chịu lạnh, thích nghi với nhiệt độ của trẻ hoàn toàn khác người lớn.


Từng có một nghiên cứu so sánh ấn tượng: Một em bé sơ sinh ở trong phòng có nhiệt độ 23-24oC tương đương với một người lớn không mặc gì ở nhiệt độ 0oC. Do vậy người lớn không thể nghĩ mình chịu được là em bé chịu được, đặc biệt những em bé còn nhỏ, các em bé có bệnh mãn tính...


Dự báo trong những ngày tới thời tiết còn tiếp tục nóng, bác sĩ lưu ý phụ huynh cần sử dụng quạt máy, máy lạnh đúng cách. Cụ thể, nên để nhiệt độ phòng thấp hơn nhiệt độ bên ngoài 8-10oC (nhiệt độ 26-27oC thích hợp với trẻ nhỏ). Khi mồ hôi ra nhiều không nên bật quạt ngay mà nên lau mồ hôi rồi mới bật quạt, không để quạt thẳng vào người.


Ngoài ra, người chăm sóc trẻ và trẻ cần rửa tay thường xuyên, áp dụng các biện pháp giải nhiệt khác như cho trẻ uống nhiều nước vì nếu thiếu nước niêm mạc đường hô hấp dễ bị khô, giảm sức đề kháng, vi trùng dễ tấn công, xâm nhập. Cho trẻ ăn nhiều loại hoa quả, các loại rau để bổ sung các loại vitamin, tăng sức đề kháng.


Bệnh tiêu chảy tăng


Theo bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, số trẻ mắc bệnh tiêu chảy nhập viện BV Nhi Đồng 2 cũng tăng khoảng 10 ngày nay.


Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, trưởng khoa tiêu hóa BV Nhi Đồng 1, cho biết thời tiết nắng nóng có nhiều nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn không bảo quản kỹ rất dễ ôi thiu, nước uống dễ nhiễm khuẩn, vi khuẩn sống trong mùa nắng dễ sinh sôi, nảy nở.


Mùa nóng, trẻ có nhu cầu uống nước nhiều nên trẻ thường uống nhiều nước ở mọi nơi mọi lúc, nên có thể uống phải nước không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh dễ gây bệnh.


Bệnh tiêu chảy có thể đến với trẻ do những nguyên nhân hết sức bất ngờ như trẻ uống phải nước tắm, nước gội đầu có chứa mồ hôi và bụi, nhảy xuống sông tắm uống phải nước dơ... Vì vậy để phòng bệnh tiêu chảy trong mùa nắng nóng này, bác sĩ Phúc khuyên cần ăn chín, uống sôi và rửa tay thường xuyên.


Bác sĩ Phúc cũng lưu ý thêm trái cây cũng có thể nhiễm khuẩn nếu gọt xong không ăn ngay. Vì vậy, nên ăn trái cây sau khi gọt vỏ, tránh cầm tay chuyển từ người này sang người kia.

 

 Nắng nóng kéo dài đến giữa tháng 4


Theo ghi nhận của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong hai ngày qua nhiệt độ tại TP.HCM xấp xỉ 37oC, tại các tỉnh khác như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương nhiệt độ xấp xỉ 38oC. Đây được xem là đợt nắng nóng nhất kể từ đầu mùa khô năm 2015. Tại các tỉnh miền Tây nhiệt độ có thấp hơn, dao động từ 33-34oC, nhưng có nơi đạt 36oC.


Nắng nóng nhưng độ ẩm trong không khí ở mức thấp (58%), cộng với thời gian nắng trong ngày kéo dài (từ 10-17 giờ trong ngày, nhiệt độ khoảng 33-34oC) càng làm thời tiết oi bức đến khó chịu.


Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan nhận định dù một số nơi có xảy ra mưa nhưng đây chỉ là dạng mưa dông nhiệt, do quá trình nắng nóng bốc hơi nước nên lượng mưa ít và xảy ra cục bộ. Thời tiết nắng nóng còn duy trì đến giữa tháng 4.


Nhiệt độ TP.HCM dự báo có thể đạt 38oC, một số tỉnh miền Đông Nam bộ nhiệt độ có thể lên mức 40oC.

QUANG KHẢI


THÙY DƯƠNG/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trời nắng nóng, bệnh gia tăng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI