Trẻ ồ ạt nhập viện vì nắng nóng
(08:04:06 AM 29/05/2015)Che kín người khi tham gia giao thông tại Hà Nội dưới nắng nóng gần 40 độ C. Ảnh: KỲ ANH
Ngột ngạt, xoay trần với nóng
7h sáng, mặt trời đã chói chang. 14h chiều, nhiệt độ đo được lên tới 400C. Áo chống nắng dày, khẩu trang bịt kín cũng không chống nổi cái nóng hầm hầm bốc lên từ đường nhựa. Đã quá trưa mà gánh hàng rau của chị Sâm ở chợ Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội vẫn còn đầy. Chị Sâm liên tục dùng nước tưới cho rau đỡ héo. Chị còn dùng cả bao tải thấm nước rồi “đắp” cho rau. “Có thế này rau mới tươi để bán chiều được. Nắng nóng thế này không dám lấy nhiều rau vì hỏng nhanh lắm” - chị Sâm nói.
Ngồi kế bên, hàng hoa quả chị Thành cũng chung cảnh ngộ. “Nóng cứ hấp vào mặt dù quấn kín mặt mà vẫn không chịu được. Không mặc đồ chống nắng thì rát mặt mà mặc vào người cứ đẫm mồ hôi. Nhiều lúc nắng thế này chỉ muốn nghỉ đi chợ. Trang bị cho người còn phải chăm cả xe hoa quả, không thì bị nắng nó hỏng hết. Chỉ mong bán nhanh hàng để về, nắng nóng mọi người cũng hạn chế đi chợ, hàng bán chậm lắm” - chị Thành nói.
Tại nhiều trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội như Parkson, Vincom, Indochina…, người dân vào khá đông nhưng phải để mua sắm mà để trốn nắng. Giờ nghỉ trưa, nhân viên các văn phòng thay vì đi ăn ở ngoài đã gọi cơm hộp để tránh phải ra đường chống chọi với nắng nóng.
Chị Thảo - nhân viên ngân hàng trên phố Hàng Vôi - chia sẻ: “Cả tuần nay chị mang cơm từ nhà đến để ăn trưa. Nắng nóng không dám ra ngoài đường buổi trưa”. Đến 16h chiều, bể bơi tại Làng quốc tế Thăng Long, Ecopark…, đông kín người tới giải nhiệt.
Trẻ ồ ạt nhập viện
TS Trần Minh Điển - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư - cho biết, nắng nóng kéo dài làm tăng số bệnh nhi mắc bệnh và khiến số lượng trẻ vào viện tăng cao. Trung bình ngày thường có khoảng 1.500 lượt bệnh nhân nhưng vài ngày gần đây, số trẻ đến khám tăng vọt lên 2.000 - 2.500 lượt/ngày. Trong số này, khoảng 80% trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp. Dự báo với nền nhiệt độ tăng cao liên tục như hiện nay, những ngày tới số trẻ vào viện khám còn tăng nữa.
Đáng lưu ý, ngay tại Bệnh viện Nhi T.Ư, hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ lượng bệnh nhân mắc viêm não nhưng bắt đầu xuất hiện một số ca viêm não phải nhập viện. Ths-BS Đỗ Thiện Hải - Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi T.Ư - cho biết, tuy mới đầu hè nhưng đã có bệnh nhi đến viện trong tình trạng viêm não nặng. Sở dĩ có những trường hợp này do bệnh viêm não có biểu hiện ban đầu là sốt cao nên dễ nhầm với các bệnh thông thường như cảm, sốt virus. Chỉ đến khi trẻ bị kéo dài, dùng thuốc không đỡ người nhà mới cho đi viện thì bệnh đã nặng, trẻ đã bị rối loạn tri giác.
Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi - cũng tỏ ra lo lắng, thời điểm này, mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 300 bệnh nhi đến khám. Trong số này, khoảng 70 - 80% bệnh nhi mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản... Tại khoa cũng bắt đầu xuất hiện bệnh nhi viêm não nhưng số lượng chưa đáng báo động.
Tại Bệnh viện Lão khoa T.Ư, BS Vũ Thị Thanh Huyền - Phó trưởng khoa Khám bệnh - cho biết, trong những ngày nắng nóng, mỗi ngày có đến 400 bệnh nhân đến khám. Ngoài những bệnh thông thường, đa phần các cụ đến khám đều có triệu chứng tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, sốt cao… Các phòng khám hoạt động hết công suất.
Nắng nóng kỷ lục chưa có dấu hiệu giảm nhiệt
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, ngày 29.5 sẽ là ngày nắng kỷ lục trong đợt nắng nóng kéo dài này. Cụ thể, khu vực Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ phổ biến 38 - 390C, nhiều nơi sẽ phải chịu nắng nóng lên đến 400C. Sang ngày 31.5 và 1.6, nắng nóng sẽ tạm thời gián đoạn. Tuy nhiên từ ngày 2.6, nắng nóng sẽ gia tăng trở lại trên khu vực với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 370C.
Nắng nóng kỷ lục cũng xảy ra ở khu vực Trung Bộ, trong các ngày 29 - 30.5 xảy ra nắng nóng gay gắt với nhiệt độ phổ biến từ 37 - 400C, vùng núi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất trên 400C. Sau ít ngày giảm nhiệt, từ ngày 3.6, nhiệt độ lại có xu hướng tăng lên từ 1 - 20C. Theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng, đây là đợt nắng nóng kỷ lục không chỉ về độ nóng mà còn cả về khoảng thời gian kéo dài.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.