»

Thứ năm, 31/10/2024, 08:23:31 AM (GMT+7)

TP HCM "tái xuất hiện" bọ xít hút máu người

(14:05:11 PM 26/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Nhiều người ở TP HCM không nhận ra loại bọ xít hút máu người nên mặc nhiên cho chúng bay qua, bay lại.

TP[-]HCM[-]"tái[-]xuất[-]hiện"[-]bọ[-]xít[-]hút[-]máu[-]người

Những con bọ xít hút máu được người dân phát hiện tại phường 1, quận Gò Vấp. - Ảnh: NVCC


Anh Nguyễn Văn Minh (ngụ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1, quận Gò Vấp) trong lúc chuẩn bị mền, gối ngủ đã phát hiện rất nhiều con bọ xít bám trên tường. Soi đèn pin nhìn kỹ, anh nhận thấy chúng có kích thước dưới 2 cm, màu sậm, đầu nhô ra trước, hai bên cánh có những sọc đỏ…

Lúc này, anh mới nhận ra chúng là loài bọ xít chuyên hút máu nên dùng chổi đập chết. Trong lúc thông báo 7 căn nhà trọ xung quanh, anh nhận ra dưới nền nhà còn sót một vài con tương tự.

Những hộ dân sống cạnh nhà trọ anh Minh cho biết mọi người ở đây sinh hoạt rất ngăn nắp. Ngoài ra, cuối tuần còn quét dọn nên khó có điều kiện để bọ xít hút máu sinh sống. Chị Kiều Thị Nga (ngụ phường 1, quận Gò Vấp) cho biết: “Khi xem con bọ anh Minh bắt được, tôi mới biết đó là loài hút máu. Trước đó, tôi có thấy chúng bay qua, bay lại nhưng cứ nghĩ chẳng có gì”.

Hiện những con bọ được người dân phát hiện đã giao nộp cho UBND phường. Đại diện phường 1 xác nhận loài côn trùng của anh Minh giết chết chính là bọ xít hút máu người.

Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM khuyến cáo người dân không nên lo lắng, việc trước mắt là dọn dẹp nơi ở để không cho loại bọ này sinh sống. Loại bọ xít hút máu thường bay khắp nơi nên chúng có mặt khu dân cư chẳng có gì lạ. Nếu khu vực nào phát hiện trên 5 con bọ xít thì báo cho chính quyền địa phương để xử lý.

PGS-TS Trương Xuân Lam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết thời điểm nắng nóng như hiện tại là mùa bọ xít hút máu phát triển. Sau khi người dân giết chúng xong nên mang đi đốt. Ông Lam khẳng định chưa có nghiên cứu nào chứng minh được loại bọ này có khả năng truyền bệnh sang người. "Nếu bị chúng cắn nên hạn chế gãi để không bị lở loét" - ông Lam khuyến cáo.

 

TP[-]HCM[-]"tái[-]xuất[-]hiện"[-]bọ[-]xít[-]hút[-]máu[-]người
Những ngày qua, anh Minh phát hiện nhiều con bọ xít hút máu bám vách tường, nền nhà.

TP[-]HCM[-]"tái[-]xuất[-]hiện"[-]bọ[-]xít[-]hút[-]máu[-]người
Bọ xít hút máu xuất hiện từ lâu nhưng do người dân không biết nên hoang mang.

L. Phong/NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP HCM "tái xuất hiện" bọ xít hút máu người

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI