»

Thứ bảy, 23/11/2024, 00:14:24 AM (GMT+7)

TP HCM: Nước giếng ở nhiều nơi chứa chất gây ung thư

(13:10:55 PM 30/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, nhiều mẫu nước giếng khu vực vùng ven có chứa chất amoni, nếu sử dụng lâu ngày có thể gây bệnh ung thư.

TP[-]HCM:[-]Nước[-]giếng[-]ở[-]nhiều[-]nơi[-]chứa[-]chất[-]gây[-]ung[-]thư
Nhiều mẫu nước ở ngoại thành TP HCM được phát hiện nhiễm amoni, chất hữu cơ có thể gây bệnh ung thư khi đi vào cơ thể người. Ảnh minh họa: Trung Sơn.

 

Chiều 29/7, báo cáo với HĐND TP HCM, bác sĩ Lê Văn Nhân - Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP - cho biết chất lượng nước giếng trên địa bàn không đạt quy chuẩn của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt.

"Khi kiểm tra 1.400 mẫu nước ở 7 quận huyện ngoại thành, đa phần không đạt về chất lượng lý hóa (độ pH thấp và hàm lượng sắt cao) và một số không đạt chất lượng vi sinh", bác sĩ Nhân nói và cho biết nước có chất lượng pH thấp sẽ gây bệnh ngoài da; các vấn đề về tiêu hóa như trướng bụng, khó tiêu. Còn nước có tỷ lệ sắt quá cao (có màu, mùi tanh) cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa.

Cũng theo ông Nhân, nguy hiểm nhất là qua kiểm tra, phát hiện một số mẫu nước bị nhiễm chất amoni (110/1.400 mẫu). Nguyên nhân do giếng đào quá cạn hoặc không có bờ làm cho chất hữu cơ từ bên ngoài thấm vào, hoặc giếng đào gần các khu vực ô nhiễm. "Nếu sử dụng nước nhiễm amoni cho việc ăn uống hàng ngày sẽ gây tác hại rất lớn. Vì chất amoni sau khi chuyển hóa thành nitra, nitrit làm cho cơ thể chúng ta bị thiếu oxy, gây bệnh ung thư", bác sĩ Nhân cảnh báo.

Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cũng cho hay, nếu người dân nghi ngờ hoặc không yên tâm chất lượng nước mình đang dùng có thể gọi đến đường dây nóng của Trung tâm Y tế dự phòng 0938 060869 (24/24), sẽ có chuyên gia đến kiểm tra, hướng dẫn cách xử lý.

"Nghe nói nước nhiễm amoni là thấy sợ rồi. Vậy trong 1.400 mẫu nước được kiểm tra thì khu vực nào có anmoni? Sở ngành đã có báo cáo với UBND thành phố để có giải pháp hay không?", Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm băn khoăn.

Về vấn đề này, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM Nguyễn Thành Chung cho hay, thành phố có 11 phường tập trung chủ yếu ở quận 12 đang sử dụng nước sinh hoạt có nhiễm amoni như: An Thới, Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp… "Nước ở đây chưa qua xử lý chứ không phải đã qua xử lý mà vẫn bị ô nhiễm. Từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ tiến hành đặt bồn, lắp đồng hồ tổng cung cấp nước", ông Chung khẳng định.

Trước đó, trong phần thảo luận tổ về chất lượng nước sạch, đại biểu Thân Thị Thư - Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy TP HCM - bày tỏ lo lắng với chỉ tiêu 100% người dân phải có nước hợp vệ sinh trong năm nay. “Tôi rất sợ đi tiếp xúc cử tri vì mắc cỡ với dân, bởi dân hỏi mà trả lời không được. Đến nay đã gần hết nhiệm kỳ nhưng nhìn lại thấy chưa làm được gì, không biết các đại biểu khác thấy sao chứ tôi mắc cỡ với dân lắm", bà Thư nói.

Cùng quan tâm vấn đề chất lượng nước, đại biểu Nguyễn Văn Tùng cho rằng dù TP HCM rất tích cực chuyện lo nước sạch cho dân, nhưng đến cuối năm 100% người dân được sử dụng nước sạch "là không thể tin được". Còn đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tỏ ra hoài nghi thực trạng nước sạch hiện nay. "Chúng ta cần xét nghiệm nước ở 17 quận, huyện còn để có sự đánh giá chất lượng nước một cách toàn diện nhất", bà Hạnh đề nghị.

Theo báo cáo thẩm định về tình hình cung cấp và chỉ tiêu sử dụng nước sạch của HĐND TP, hiện thành phố vẫn còn hơn 358.000/1,8 triệu hộ dân chưa được sử dụng nước sạch. Nhiều điểm cung cấp nước sạch không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định. Báo cáo cũng chỉ ra một số nơi phải mua nước với giá lên đến 15.000 đồng một m3 như khu dân cư Trung Sơn (huyện Bình Chánh).

Không chỉ thế, nhiều người dân cũng không tình với cách lắp đồng hồ tổng và bồn nước như hiện nay vì dễ thất thoát. Người dân cũng phàn nàn về việc các quy định được cấp nước vẫn còn nhiều khắt khe. Trong khi đó theo Nghị quyết 28 của HĐND TP thì đến hết năm nay 100% hộ dân phải được sử dụng nước sạch hoặc nước hợp vệ sinh.

Hữu Công/VNE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP HCM: Nước giếng ở nhiều nơi chứa chất gây ung thư

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI