»

Thứ năm, 31/10/2024, 20:22:41 PM (GMT+7)

Sự thật kinh ngạc ít người biết về đường

(09:16:54 AM 04/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Đường là thứ gia vị quen thuộc, không thể thiếu cho nhiều món ăn ngon và còn là linh hồn của những thực phẩm ngọt như bánh kem, kẹo, kem, ... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, ăn nhiều đường trong thời gian dài có thể khiến chúng ta bị ngu đần đi và bị "nghiện" giống như dùng cocaine.

Đường có thể khiến người ngu đần

 

Sự[-]thật[-]kinh[-]ngạc[-]ít[-]người[-]biết[-]về[-]đường



Một nghiên cứu hồi tháng 5/2012 cho thấy, duy trì một chế độ dinh dưỡng chứa hàm lượng đường fructose (đường hoa quả) cao suốt một thời gian dài có thể làm suy yếu khả năng học hỏi và sau đó ghi nhớ thông tin của bộ não. Mặc dù công trình nghiên cứu này được thực hiện trên chuột, nhưng do bộ não của chúng ta có nhiều điểm tương đồng với loài gặm nhấm này, nên kết quả cũng được cho là đúng với con người.

Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Journal of Physiology, nhóm tác giả cũng phát hiện, chế độ ăn giàu các axit omega-3 (chẳng hạn như cá hồi và dầu hạt lanh) có thể đảo ngược tác hại trên của việc hấp thu quá nhiều đường fructose.

Đường không khiến trẻ kích động thái quá


Sự[-]thật[-]kinh[-]ngạc[-]ít[-]người[-]biết[-]về[-]đường



Quan sát trẻ em ở gần cuối một bữa tiệc ngọt dễ khiến chúng ta nghĩ rằng, đường dường như gây ra một hiệu ứng lan truyền đối với chúng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu công bố năm 1994 trên tạp chí New England Journal of Medicine, bữa ăn ngọt không tác động bất lợi đến hành vi hay các kỹ năng nhận thức của trẻ.

Dẫu vậy, đường thực sự làm thay đổi một thứ: sự trông mong của bố mẹ. Một nghiên cứu khác của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ khám phá ra rằng, sau khi nghe thông báo con họ vừa ăn rất nhiều đường, các bậc phụ huynh nhiều khả năng sẽ tuyên bố, con của họ bị kích động thái quá, ngay cả khi khi lượng "đường" bọn trẻ thực tế vừa hấp thu chỉ là chất vô hại.

Đường màu nâu không tốt hơn đường màu trắng

 

Sự[-]thật[-]kinh[-]ngạc[-]ít[-]người[-]biết[-]về[-]đường




Một quan niệm phổ biến lâu nay là, đường màu nâu tốt hơn màu trắng. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Theo các chuyên gia, đường màu nây là đường màu trắng tinh luyện trộn thêm mật. Mặc dù mật tăng thêm lượng ít các khoáng chất cho mỗi thìa đường (bao gồm canxi, kali, sắt và magiê), nhưng hàm lượng các chất thêm này nhỏ tới mức chúng khó làm thay đổi tổng lượng calo của đường.

Bánh mỳ nâu có thể chứa nhiều đường hơn bánh mỳ trắng

 

Sự[-]thật[-]kinh[-]ngạc[-]ít[-]người[-]biết[-]về[-]đường


Bánh mỳ nâu nhìn chung bổ dưỡng hơn bánh mỳ trắng. Bánh mỳ nâu được chế biến từ lúa mì chưa rây, thường chứa nhiều chất xơ hơn bánh mỳ trắng, cũng như chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamins B6, vitamin E, magiê, axit folic, đồng, kẽm và mangan, cao hơn.

Một phân tích do báo Telegraph của Anh tài trợ tiến hành phát hiện, 5 trong số 15 loại bánh mỳ nâu được khảo sát chứa một dạng đường cho thêm không tồn tại trong các loại bánh mỳ trắng. Các hãng sản xuất bánh mỳ giải thích, đường cho thêm nhằm loại bỏ vị đắng của bột mỳ chưa rây. Họ quả quyết, lượng đường cho thêm rất ít.

Đường giúp cây hoa tăng khả năng cạnh tranh

Sự[-]thật[-]kinh[-]ngạc[-]ít[-]người[-]biết[-]về[-]đường



Đây là một sự thật tương đối phức tạp và gây ngạc nhiên. Chúng ta biết rằng, các cây hoa dại nhìn chung ít có cơ hội tồn tại ở một cánh đồng cỏ. Điều này là vì, hầu hết cỏ phát triển hung hăng tới mức, chúng nhanh chóng đánh bại bất kỳ kẻ mới đến kém gan dạ hơn nào.

Một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Journal of Vegetation Science đã phát hiện ra một cách để thay đổi hiện tượng trên: cho thêm đường vào đất. Hàng năm, các nhà nghiên cứu Estonia đều cho thêm 1kg đường cho mỗi mét vuông đất suốt 10 năm qua. Họ nhận thấy, đường đã tăng cường sức mạnh cho các vi sinh vật trong đất và do các vi sinh vật này cũng cạnh tranh cácbon với các loại thực vật đã cắm rễ, nên những loại thực vật đó sẽ phát triển chậm hơn. Do việc cạnh tranh với các vi sinh vật nhìn chung dễ dàng hơn so với thực vật đã cắm rễ, nên liệu pháp đường đã tạo điều kiện để các cây hoa cắm rễ xuống nơi trồng mới.

Vì vậy, hãy phun xịt đường vào một cánh đồng cỏ, bạn sẽ thu được nhiều cây hoa dại phát triển hơn.

Đường hoạt hóa não giống như cocaine


Sự[-]thật[-]kinh[-]ngạc[-]ít[-]người[-]biết[-]về[-]đường



Việc chụp cộng hưởng từ hé lộ, ăn thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ tác động mạnh đến cùng những khu vực của bộ não chịu sự kích thích của cocaine hoặc heroin. Phát hiện này của tiến sĩ David Ludwig, giám đốc Trung tâm ngăn ngừa béo phí thuộc Bệnh viện nhi Boston (Mỹ), đã ủng hộ nghiên cứu trước đó trên chuột về khả năng gây nghiện của các món ngọt.

Theo một nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí PLOS1, 94% chuột được cho chọn giữa đường nước đường và cocaine, đã chọn đường. Ngay cả những con chuột nghiện cocaine cũng chuộng đường hơn nếu được lựa chọn giữa 2 thứ.

Tuấn Anh(Theo Discovery)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sự thật kinh ngạc ít người biết về đường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI