Sự liên quan giữa thời tiết và đau khớp
(08:45:30 AM 28/01/2015)Bầu trời trong xanh, nhưng các khớp xương của bạn bắt đầu sưng đau. Có thể trời sắp có bão chăng? Liệu đau khớp có thể dự đoán những thay đổi của thời tiết không? Dù có tin hay không, thì những dự báo thời tiếtcủa bạn có thể có một số giá trị nào đó.
Theo Tiến sĩ Robert Newlin Jamison, giáo sư thuộc Khoa Tâm thần học và Gây mê tại Đại học Y khoa Harvard và là một nhà nghiên cứu về hiệu ứng thời tiết trên các bệnh nhân đau mạn tính, có nhiều người cho rằng cơn đau tăng lên là do thời tiết. Mỗi khi xương khớp bắt đầu đau ê ẩm thì họ nói rằng thời tiết sắp thay đổi.
Tiến sĩ Jamison, nhà tâm lý học tại Trung tâm Quản lý Đau thuộc Bệnh viện Phụ khoa Brigham - Boston, trong một nghiên cứu trước đây công bố trong Tạp chí Đau, đã tìm thấy mối liên quan giữa thời tiết và đau mạn tính ở bốn thành phố: San Diego, Nashville, Boston và Worcester (một thành phố khác của Massachusetts với nhiệt độ lạnh hơn so với Boston). Theo ông, trong số tất cả những người được phỏng vấn, 2/3 cho biết họ chắc chắn rằng thời tiết có ảnh hưởng đến cơn đau của mình, hầu hết trong số họ nói rằng họ thực sự có thể cảm thấy những thay đổi trước khi có sự thay đổi thực sự của thời tiết. Có người còn nói họ cảm thấy đau tăng lên vào ngày trước khi có bão.
Tiến sĩ David Borenstein, một nhà thấp khớp học tại Trung tâm Y tế Đại học George Washington và là cựu chủ tịch của Đại học Thấp khớp Hoa Kỳ cho biết, cơn đau khớp xuất hiện ngay cả khi hạt mưa đầu tiên rơi xuống là một hiện tượng điển hình. Theo ông, những người phụ nữ cao tuổi hay những người bệnh viêm khớp có thể dự báo mưa tương đối chính xác.
Thời tiết có thể gây đau như thế nào?
Jamison cho biết hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học về mối liên quan giữa thời tiết và đau, một cơ chế cụ thể cũng chưa được phát triển đầy đủ, nhưng có những giả thuyết có vẻ hợp lý.
Một trong những giả thuyết được nhiều người quan tâm là sự thay đổi áp suất không khí. Mặc dù nhiều người nói cơn đau của họ nặng lên khi trời ẩm thấp, mưa dầm, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân không phải là do lạnh, gió, mưa, hay tuyết, mà theo Borenstein điều ảnh hưởng đến hầu hết mọi người là áp suất khí quyển.
Hãy tưởng tượng các mô xung quanh các khớp giống như một quả bóng, áp suất khí quyển cao tác động từ bên ngoài sẽ giữ cho các mô không nở rộng. Khi áp suất khí quyển thấp, chẳng hạn như khi đi máy bay, hay có nhà du hành bay vào vũ trụ, thì cơ thể chúng ta sẽ nở ra. Điều đó đã được chứng minh, mặc dù trong khoang máy bay đã được tạo áp suất, nhưng bàn chân của chúng ta thường to lên trong khi bay, điều mà đã không xảy ra khi chúng ta ngồi trên bàn làm việc cùng với khoảng thời gian tương tự ở dưới đất.
Áp suất khí quyển thường giảm xuống trước khi thời tiết xấu xuất hiện. Áp suất không khí thấp cho phép mô nở ra và có thể gây áp lực lên khớp. Theo Jamison, những thay đổi vi thể này chúng ta khó có thể nhận thấy, chỉ những người đau mạn tính, khi dây thần kinh trở nên nhạy cảm hơn do chấn thương, viêm, sẹo, hoặc dính mới có những cảm giác về điều đó.
Có nên di chuyển đến xứ nóng không?
Đó là một câu hỏi mà các bác sĩ thường xuyên nghe từ những bệnh nhân viêm khớp. Họ thường đổ lỗi cho thời tiết mưa, tuyết gây ra cơn đau, và thường hỏi ý kiến các bác sĩ về việc có nên di chuyển đến vùng có khí hậu ấm áp, khô ráo hay không. Jamison cho biết mặc dù ông không phản đối việc này, nhưng ông cũng không kỳ vọng vào điều đó.
Trong thực tế, theo nghiên cứu của Jamison, những người từ San Diego có độ nhạy cảm lớn nhất đối với thay đổi thời tiết – đây quả là một khám phá bất ngờ, bởi vì San Diego là vùng có khí hậu ấm nhất so với Nashville và hai thành phố của tiểu bang Massachusetts là Boston và Worcester. Những người San Diego trong nghiên cứu của ông cảm thấy đau ngay cả với những thay đổi nhỏ của thời tiết. Ở San Diego nhiệt độ không bao giờ quá lạnh hoặc quá nóng - nhưng chỉ một thay đổi nhỏ, người đau vẫn cho biết họ có thể phát hiện ra. Vì vậy, Jamison cho rằng việc di chuyển từ vùng này đến vùng kia để tránh đau chẳng có tác dụng, không có một khu vực nào có thể làm bạn bớt đau cả.
Borenstein cũng cho biết, khi những người có kỳ nghỉ tránh đau ở một nơi có khí hậu ấm áp, thì việc họ nghỉ ngơi trong khách sạn, ăn uống và thư giãn sau những ngày làm việc là nguyên nhân làm cho họ bớt đau chứ không phải do khí hậu ấm. Và sự giảm đau đó có thể là đánh lừa, bởi vì nếu họ thực sự di chuyển đến một nơi khí hậu ấm hơn và tiếp tục các hoạt động thường nhật thì cơn đau sẽ quay trở lại.
Các biện pháp phòng ngừa
Thuốc giảm đau. Khi thời tiết thay đổi, một số người bị viêm khớp sẽ cần phải tăng thuốc giảm đau.
Giữ ấm. Theo Viện Y tế quốc gia (Hoa Kỳ), mặc quần áo nhiều lớp, giữ cho nhà cửa ấm áp, và làm ấm xe hơi trước khi lên xe có thể giúp giảm đau liên quan đến thời tiết lạnh. Đồng thời cố gắng ngủ với chăn điện hoặc làm ấm quần áo bằng máy sấy trước khi mặc. Áp một miếng đệm nóng vào khớp đau, nhiệt làm cho cơ bắp thư giãn, vì vậy đó là một cách nhẹ nhàng giúp giảm đau.
Phòng ngừa sưng khớp. Hơi nóng giúp giảm đau khớp, nhưng không được để sưng khớp. Ví dụ, nếu thời tiết xấu viêm khớp nặng hơn ở bàn tay, thì hãy đeo găng tay Spandex vào ban đêm để cố gắng giữ dịch khớp.
Vận động. Trước khi bạn đi ra ngoài trong thời tiết lạnh, cố gắng tập vận động các khớp đau để giảm cứng khớp.
Cải thiện tâm trạng. Những người đau mạn tính thường cảm thấy lo lắng, chán nản và cáu kỉnh. Học cách làm thế nào để cải thiện tâm trạng của bạn là một điều quan trọng.
Nhớ rằng cơn đau là tạm thời. Đau liên quan đến thời tiết không phải là một sự thay đổi vĩnh viễn, đó chỉ là tạm thời. Trong thực tế, mọi người sẽ bắt đầu điều chỉnh những thay đổi khí áp. Cơ thể thích nghi với sự thay đổi và sẽ di chuyển dịch từ khớp vào vòng tuần hoàn, do đó bệnh nhân cảm thấy đỡ cứng và đỡ đau hơn. Đây là những thay đổi sinh lý xảy ra trong mối quan hệ với những thay đổi khí áp.
Những hiểu biết về những gì đang xảy ra có thể làm cho những người đau khớp yên tâm hơn bởi vì chúng ta thực sự không thể làm bất cứ điều gì với thời tiết. Hy vọng họ sẽ nhận ra rằng cơn đau sẽ biến mất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.