»

Chủ nhật, 24/11/2024, 07:35:19 AM (GMT+7)

Sẽ in hình ảnh “sốc” trên bao thuốc lá

(11:03:55 AM 31/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Từ tháng 5/2013, Việt Nam sẽ in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá (chiếm 50% diện tích ở phía trên của cả mặt chính trước và sau của vỏ bao thuốc), nhằm cung cấp thông tin xác thực nhất về sự độc hại của thuốc lá đến người dùng.

“Mơ hồ” cảnh báo nguy cơ

 

Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau như ung thư phổi, bệnh tim mạch, phổi tắc nghẽn, vô sinh....và gây nên cái chết của 40.000 người Việt mỗi năm. Thế nhưng những cảnh báo về tác hại của thuốc lá ở Việt Nam mới dừng lại ở những khuyến cáo mơ hồ “Hút thuốc lá gây ung thư phổi” và “Hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”. Những dòng chữ này chỉ chiếm khoảng 30% diện tích ở bên dưới của vỏ bao thuốc lá, không chỉ trúng đích về tác hại thực của thuốc lá, nên mọi người vẫn mơ hồ về tác hại thực, vô tư hút thuốc mà không biết mình đang hít chất độc vào cơ thể, với nguy cơ tử vong cao do nhiều bệnh lý.
 
 
In[-]hình[-]ảnh[-]“sốc”[-]cảnh[-]báo[-]nguy[-]cơ[-]sức[-]khỏe[-]trên[-]bao[-]thuốc[-]lá
Những hình ảnh cảnh báo này sẽ tác động trực diện tới người hút thuốc, cung cấp cho họ những thông tin xác thực nhất về sự độc hại của thuốc lá.
 

Bắt đầu từ 1/5/2013, Luật Phòng chống tác hại có hiệu lực và 6 mẫu cảnh báo sẽ được áp dụng. Hình ảnh cảnh báo sức khỏe phải chiếm 50% diện tích ở phía trên của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá. Nội dung cảnh báo được thay đổi định kỳ 2 năm/lần nhằm hạn chế tình trạng hình ảnh cảnh báo bị nhàm chán và không còn tác dụng. Chính sách này đã được 63 quốc gia trên toàn thế giới áp dụng kể từ năm 2001.

 

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, một mẫu cảnh báo không thể cho người tiêu dùng thấy được nhiều tác hại của thuốc lá đến sức khỏe của người hút và những người xung quanh. Vì vậy, các quốc gia khi bắt đầu in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thường in tối thiểu 6 mẫu nhằm gây sự chú ý, làm tăng nhận thức của người dân về các tác hại khác nhau của thuốc lá.

 

Hình ảnh càng “sốc” càng tác động mạnh

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới, để giảm tỉ lệ người tử vong do thuốc lá, cần phải chỉ cho họ thấy tác hại thực sự của thuốc lá. Thay vì dòng chữ cảnh báo đơn giản, nhỏ bé như hiện nay, các bao thuốc lá phải thể hiện những hình ảnh gây sốc như các khối u trong phổi, tắc nghẽn mạch máu trong não và răng bị sâu do hút thuốc.
 
 
Những[-]mẩu[-]cảnh[-]báo[-]nguy[-]cơ[-]sức[-]khỏe[-]của[-]thuốc[-]lá[-]gây[-]ấn[-]tượng[-]mạnh[-]được[-]nhiều[-]người[-]ủng[-]hộ.
Những mẩu cảnh báo nguy cơ sức khỏe của thuốc lá gây ấn tượng mạnh được nhiều người ủng hộ.

 

“Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, những cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thúc đẩy người hút thuốc bỏ thuốc và ngăn cản mọi người, đặc biệt là giới trẻ, khỏi việc bắt đầu hút thuốc. Như tại Brazil, 2/3 số người hút thuốc cho biết các cảnh báo sức khỏe làm họ muốn bỏ thuốc. Tại Canada, gần một nửa số người hút thuốc (44%) cho biết các cảnh báo sức khỏe đã làm tăng động lực bỏ thuốc của họ. Tại Singapore, hơn một phần tư số người hút thuốc (28%) nói rằng họ hút ít thuốc hơn nhờ những cảnh báo sức khỏe, 71% nói rằng họ biết nhiều hơn về những ảnh hưởng tới sức khỏe của việc hút thuốc…”, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết.

 

Cùng quan điểm này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng, những cảnh báo bằng hình ảnh này giúp người tiêu dùng biết chính xác về tác hại của sản phẩm mà họ dang sử dụng, tính gây nghiện và nguy cơ bệnh tật, tử vong từ việc sử dụng thuốc lá. Hơn nữa, cảnh báo bằng hình ảnh cũng giúp ngăn ngừa thanh thiếu niên hút thuốc. Bởi độ tuổi hút thuốc thanh thiếu niên Việt Nam rất trẻ (13 - 15 tuổi). Ở tuổi này, các em không ý thức được sự độc hại của thuốc lá, việc hút thuốc do bắt chước người lớn. Khi có hình ảnh cảnh báo, các em sẽ nhận thức tốt hơn về sự độc hại của thuốc.

 

Ths. Lê Thị Thanh Hương, Phó trưởng Bộ môn Sức khỏe môi trường, trường Đại học Y tế công cộng cho biết, trong tháng 11 và tháng 12 năm 2012, Vinacosh (Bộ Y tế) đã phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng tiến hành Nghiên cứu: “Thử nghiệm mẫu cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá” tại 2 thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Kết quả cho thấy: So với cảnh báo bằng chữ đơn thuần thì in cảnh báo bằng hình ảnh có ưu điểm và hiệu quả rõ ràng vì tác động một cách trực quan đến người hút thuốc, thậm chí là những người mù chữ, người dân tộc và trẻ em. Nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng để lựa chọn những mẫu cảnh báo phù hợp với văn hóa của người Việt. Kết quả cho thấy có 6/12 mẫu cảnh báo nhận được sự ủng hộ của 70 - 90% người dân tham gia nghiên cứu đặc biệt là những hình ảnh về tác hại với răng miệng, ung thư phổi, ung thư họng, thanh quản”.

 

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh diện tích lớn có thể giúp tránh được khoảng 500 ca tử vong sớm (do thuốc lá) mỗi năm vào năm 2023 và khoảng 750 ca vào năm 2033.

Theo Dân Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sẽ in hình ảnh “sốc” trên bao thuốc lá

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI