Rủi ro rơi trúng ai, người ấy chịu!?
(10:17:59 AM 31/03/2016)
Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ giảm phần nào áp lực cho nhân viên y tế
Sai sót y khoa là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay trên thế giới. Các sai sót có thể xảy ra ở mọi giai đoạn, từ khâu chẩn đoán đến điều trị.
Những nhầm lẫn đáng sợ!
Những ngày qua, dư luận không khỏi bức xúc khi chính sự chủ quan, tắc trách và yếu kém về chuyên môn của kíp trực Bệnh viện (BV) Đa khoa huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) đã khiến một nữ sinh 16 tuổi bị gãy xương phải cưa mất một chân để bảo toàn tính mạng. Sự việc này một lần nữa khuấy động nỗi lo về những sai sót y khoa khiến người bệnh phải nhận lãnh hậu quả.
Trước đó, tháng 3-2015, dư luận cũng bàng hoàng về vụ bé Trương Công Nguyện (8 tuổi; ngụ huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) bị buộc phải cưa chân phải do điều trị không đúng cách và chậm chuyển viện. Theo kết luận của Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, nguyên nhân của sai sót là do bác sĩ thiếu kiến thức về chuyên ngành chấn thương chỉnh hình nên không phát hiện sớm tác động mạch khoeo, dẫn đến biến chứng trầm trọng phải cắt cụt chân của bệnh nhi.
Trường hợp bé Lê Nguyễn Quốc Hào (6 tuổi; ngụ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) bị đau chân trái nhưng bác sĩ mổ nhầm chân phải cũng gây bức xúc dư luận. Cũng tại Vĩnh Long, một bệnh nhân xấu số khác đã chết oan uổng do bác sĩ tại BV Đa khoa TP Vĩnh Long chẩn đoán... nhầm. Theo đó, bệnh nhân bị thủng dạ dày nhưng 2 bác sĩ tại đây chẩn đoán bị đau ruột thừa. Sau đó, người bệnh đã tử vong khi đang chuyển lên BV Chợ Rẫy (TP HCM).
Một sai sót y khoa khác từng gây nhức nhối dư luận là trường hợp cháu Trần Anh Đức (21 tháng tuổi; ngụ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) bị cắt nhầm bàng quang vào cuối năm 2012. Thay vì chẩn đoán cháu bé bị thoát vị bẹn và chỉ định can thiệp, các bác sĩ BV Đa khoa khu vực Cam Ranh lại cắt mất bàng quang! Sau phẫu thuật, bụng bé Đức trướng dần lên, không tiểu được..., phải chuyển lên BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và may mắn được cứu sống.
44% sai sót về kỹ thuật
Nhìn nhận về những sự cố y khoa, GS- TS Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cho rằng rủi ro là không thể tránh khỏi trong môi trường y học trước đây và cả ngày nay. Các quy trình chuyên môn, các hoạt động của thầy thuốc như khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn, can thiệp thủ thuật, kể cả hoạt động hành chính gián tiếp cũng đều có thể gây rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người bệnh.
Theo một số nghiên cứu, sai sót y khoa thường gặp nhất là sai sót về kỹ thuật (44%), sai sót trong chẩn đoán (17%), thiếu sót trong dự phòng tổn thương (12%), sai sót trong sử dụng thuốc (10%)... Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cho rằng các nhà quản lý y tế ở Việt Nam gần như không muốn báo cáo về những sai sót y khoa. Thực tế cho thấy chỉ có 56% bác sĩ và nhà quản lý muốn công khai một phần sai sót y khoa, trong khi có đến 42% không muốn công khai bất cứ sai sót nào.
“Có những yếu tố khách quan trong sai sót y khoa như cấu tạo con người vô cùng phức tạp và đa dạng; kiến thức và kỹ thuật y học còn hạn chế, điều kiện lao động căng thẳng... Tuy nhiên, yếu tố chủ quan vẫn được đề cập như thiếu cẩn thận, kiến thức bác sĩ không đầy đủ, thiếu kinh nghiệm...”- GS Hùng dẫn chứng.
Một bác sĩ cho hay đứng trước những tai biến y khoa, người dân thường quy lỗi cho các bác sĩ, nhân viên y tế mà không xem xét nguyên nhân. Thực tế, đã có không ít bác sĩ bị lên án vì lỗi lầm trong y khoa mà phải nhập viện tâm thần, tự tử hoặc bỏ nghề. Trong khi đó, tâm lý lo sợ phiền toái, đặc biệt là phải đối mặt kiện tụng hoặc các biện pháp trừng phạt của cấp quản lý, đã khiến nhiều BV lựa chọn phương án “đền bù” với người nhà bệnh nhân, bất kể mình đúng hay sai về mặt chuyên môn.
Bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tim mạch - Viện Tim mạch quốc gia, cho rằng ca bệnh càng nặng càng dễ xảy ra rủi ro, tai biến. Chẳng hạn, một ca tai nạn giao thông bị dập nát chân, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ chân mà không ai trách được. Họ cũng có thể lựa chọn mổ 8-10 giờ để nối từng mạch máu, dây thần kinh, ghép từng mảnh xương, vá từng miếng da... nhằm cứu chân. Tuy nhiên, như thế lại dễ xảy ra tai biến... “Nếu dư luận gay gắt, các bác sĩ sẽ chùn bước và có thể tìm sự lựa chọn an toàn” - bác sĩ Hùng băn khoăn.
Bác sĩ cần được mua bảo hiểm nghề nghiệp
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, cho biết Bộ Tài chính từng xây dựng nghị định yêu cầu mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho bác sĩ, trong đó quy định các mức bảo hiểm khác nhau cho BV tư và BV công. Tuy nhiên, trong khi các BV tư làm việc này khá tốt thì các BV công vẫn chưa làm được mà lý do chính là thiếu tiền.
“Tôi cho rằng rất nên mua bảo hiểm nghề nghiệp cho các bác sĩ vì trong y khoa khó tránh được sai sót. Lỗi có thể do bác sĩ nhưng cũng có thể do khách quan, do hệ thống y tế. Nếu có lỗi lại yêu cầu bồi thường 300-500 triệu đồng thì khó bác sĩ nào lo được. Do đó, đóng bảo hiểm sẽ giúp bác sĩ đỡ lo lắng, giảm áp lực; BV cũng đỡ được nhiều gánh nặng nếu có rủi ro” - ông Quang phân tích.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.