»

Thứ sáu, 22/11/2024, 19:13:15 PM (GMT+7)

Que thử ung thư - chuyện hoang đường

(19:01:07 PM 16/12/2015)
(Tin Môi Trường) - Trên mạng xã hội xuất hiện thông tin bán que thử phát hiện được mọi loại ung thư với xác xuất 94% chỉ với giá 950.000 đồng.

[-]Que[-]thử[-]ung[-]thư[-]-[-]chuyện[-]hoang[-]đường


Que thử có tên Quickcat được quảng cáo không cần đến bênh viện, mất thời gian, tốn kém. Đây chỉ là một trong những loại que thử ung thư được bán trên thị trường hiện nay. Chính vì tin vào những lời quảng cáo hấp dẫn, cô Trần Thị Mây (Lai Châu) làm giúp việc tại Hà Nội đã trở thành nạn nhân của sản phẩm này.

Cô Mây chia sẻ: "Tôi chán ăn nên tâm sự với chủ nhà, họ đọc thông tin trên mạng và mua giúp. Sau khi làm theo hướng dẫn sử dụng, tôi được biết mình không mắc bệnh. Tuy nhiên, cơ thể tôi vẫn mệt mỏi nên quyết định đi khám và được bác sĩ kết luận ung thư dạ dày, đại tràng. Vì que thử ung thư mà tôi tiền mất, bệnh ngày càng nặng".

Phát hiện ung thư là điều hoang đường

Phóng viên tới một địa chỉ giao bán que thử ung thư tại 95 Giáp Bát, Hà Nội,  nhân viên ở đây khẳng định: "Sản phẩm này được sản xuất tại Trung Quốc nhưng đã nghiên cứu lâm sàng tại tất cả các nước châu Âu, châu Á,...". Chúng tôi được hướng dẫn thêm về cách sử dụng và xác xuất chuẩn đoán các loại ung thư: ung thư ruột chính xác 94%, ung thư dạ dày 92%, ung thư gan 89%, ung thư tuyến vú 88%, ung thư phổi 78%,...

Trong chương trình Lăng kính V6 (VTV6), BS Nguyễn Quang Thái, Bệnh viện K, cho biết, dùng que thử để phát hiện một loại ung thư chứ chưa nói đến chẩn đoán được mọi loại ung thư là điều không tưởng. Để phát hiện ung thư sớm, thông thường phải được tiến hành tại bệnh viện hoặc trung tâm chẩn đoán có thiết bị hiện đại nhất. Chỉ trong một thời gian rất ngắn phát hiện được ung thư nhờ que thử là điều hoang đường, không có căn cứ khoa học.

Cũng theo BS Nguyễn Quang Thái, để xác định ung thư, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín làm xét nghiệm thay vì tin vào những sản phẩm trôi nổi, chưa được kiểm định và cấp phép lưu hành trên thị trường.

Phạm Anh (Nguồn VTV6)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Que thử ung thư - chuyện hoang đường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI