Phát hiện ca nghi nhiễm Ebola tại Đà Nẵng
(22:57:54 PM 01/11/2014)Tối 1/11, Sở Y tế Đà Nẵng đã phát thông báo khẩn gửi Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Viện Pasteur Nha Trang và các ban ngành địa phương về việc xử lý trường hợp nghi nhiễm vi rút Ebola.
Bệnh nhân là Chu Văn C. (26 tuổi, quê Thanh Hóa), sống và làm việc tại Guinea (vùng có dịch Ebola) được 2 năm.
Nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ trước khi tiếp xúc bệnh nhân. Ảnh: Tuổi trẻ
5 ngày trước, anh C. từ Guinea trở về Việt Nam, quá cảnh tại Ma Rốc và Quatar, nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó bay ra Đà Nẵng vào ngày 31/10 và trú tại một khách sạn trên đường Lê Đình Dương.
Trưa 1/11, anh C. bị sốt cao trên 40 độ, được nhập viện vào Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng điều trị.
Điều đáng nói, anh C. cho biết mình đã sốt 5 ngày nhưng hai người theo cùng bệnh nhân lại khai báo chỉ sốt 2 ngày.
Ghi nhận bệnh án tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết bệnh nhân C. tỉnh táo và khát nước nhiều, không ho, không khó thở; mạch 80 lần/phút, nhiệt độ 40,5 độ C; huyết áp 140/80mmHg; nhịp tim đều, phổi âm phế bào nghe rõ 2 trường phổi, chưa nghe âm bệnh lý; bụng mềm, gan lách không lớn, không có điểm đau khu trú; họng không có tổn thương.
Dù chưa xác định được nguyên nhân sốt, nhưng do bệnh nhân đi về từ vùng có dịch Ebola nên ngay lập tức Bệnh viện Hoàn Mỹ đã chuyển bệnh nhân C. sang Khoa bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để cách ly điều trị.
Mẫu bệnh phẩm đã được lấy và vận chuyển tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vào 18h30 ngày 1/11 để chẩn đoán xác định.
Hiện tại toàn bộ hành lang lên tầng 4 của Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đã được cách lý hoàn toàn để thành lập khu điều trị riêng.
Sau khi phát hiện trường hợp hành khách có biểu hiện sốt, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã chỉ đạo ngành y tế Đà Nẵng theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh nhân, có phương án chuẩn bị, ứng phó kịp thời với tình huống theo quy định, đồng thời yêu cầu Đội phản ứng nhanh khu vực miền Trung để kịp thời kiểm tra, giám sát, xác minh.
Ngay đầu giờ chiều 1/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố Đà Nẵng đã họp để chỉ đạo các đơn vị triển khai các hoạt động phòng chống dịch. Danh sách tất cả những người tiếp xúc gần với hành khách nêu trên đang được lập để theo dõi, giám sát sức khỏe.
Đến nay, các đơn vị y tế Đà Nẵng đã thực hiện nhiều biện pháp theo dõi bệnh nhân cũng như những người tiếp xúc, giám sát, xử lý môi trường, cách ly, điều trị theo đúng quy định.
Bộ Y tế đang theo dõi chặt chẽ, diễn biến tình hình nhằm ứng phó và thông tin kịp thời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
-
AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
-
Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
-
Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
-
Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
-
Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
-
Lá ổi chứa chất chống ung thư
-
Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
-
Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
.jpg)