Phát hiện "bí mật" của mái tóc
(15:33:36 PM 20/04/2018)(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học pháp y đang tiến một bước gần hơn với việc dự đoán màu tóc của một nghi phạm chỉ từ DNA của người đó, sau khi khám phá ra hơn 100 loại gene mới có ảnh hưởng tới màu tóc của một người.
>> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi >> Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 >> Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
Màu tóc của một người có thể tiết lộ nhiều điều - Ảnh: Pinterest
Một cuộc kiểm tra dựa trên các dấu hiệu di truyền học mới đã cho kết quả chính xác hơn từ 10-20% so với những cuộc kiểm tra pháp y đang được sử dụng, và rất đáng tin cậy đối với tóc hung hoặc tóc đen, còn tóc nâu và tóc vàng cho thấy khó dự đoán hơn, các nhà nghiên cứu cho biết.
"Nếu ai đó để lại máu tại một hiện trường phạm tội, thì từ DNA của người ấy, bạn có thể nói họ có tóc đen hay tóc hung với độ chắc chắn khoảng 90%", Tim Spector, tác giả chính của công trình nghiên cứu tại Đại học King’s ở London, cho hay.
Màu tóc của một người là một trong những đặc điểm có tính di truyền nhất trong ngoại hình của họ, với những nghiên cứu trên các cặp song sinh cho thấy rằng di truyền học ảnh hưởng lên tới 97% màu tóc. Cho tới nay, các nhà khoa học mới chỉ biết về 13 loại gene ảnh hưởng tới độ sáng trong màu tóc của một người.
Sau khi nghiên cứu DNA của gần 300.000 người, các nhà nghiên cứu từ Đại học King’s và trung tâm y khoa của Đại học Erasmus (Erasmus MC) ở Rotterdam đã phát hiện ra 124 gene có góp phần vào màu tóc, hoặc là trực tiếp ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối hắc tố tự nhiên hoặc là thông qua những cơ chế sinh học khác, mà nhiều điều trong đó vẫn còn chưa được hiểu rõ.
Theo cuộc nghiên cứu vừa được báo cáo trên tạp chí Nature Genetics này, số lượng lớn các gene màu tóc mới được phát hiện trên giúp giải thích 35% trường hợp tóc hung, 25% tóc vàng và 26% tóc đen.
Có thể rằng hàng trăm gene khác cũng ảnh hưởng tới màu tóc theo những cách quá nhỏ nên các nhà khoa học không thể phát hiện được.
Một yếu tố làm cho cuộc kiểm tra pháp y về màu tóc trở nên phức tạp là khuynh hướng thường thấy ở những trẻ được sinh ra có tóc vàng nhưng rồi bị chuyển sang nâu vài năm sau đó. Mặc dù bản thân sự thay đổi đó có thể là do gene gây ra nhưng các nhà nghiên cứu đã không phát hiện được gene nào gây nên tác động đó.
"Chúng tôi biết rằng có một số trẻ tóc vàng bị biến thành tóc nâu, nhưng không biết vì sao lại như vậy", Manfred Kayser, một tác giả trong nhóm nghiên cứu đến từ Erasmus MC, nêu ý kiến.
Có lẽ điều gây tò mò hơn cả là sự khám phá ra các khác biệt rất dễ nhận thấy trong màu tóc giữa những người nam và nữ tham gia vào cuộc nghiên cứu trên.
Dựa trên dữ liệu do ngân hàng sinh học Anh và công ty di truyền học 23andMe của Mỹ tập hợp được, các nhà khoa học thấy rằng phụ nữ có khả năng có tóc vàng nhiều hơn 25%, và ít có khả năng có tóc màu sậm gấp 3 lần.
Dù các nhà khoa học không thể loại trừ trường hợp rằng một số người tham gia vào cuộc nghiên cứu bị nhầm lẫn về màu tóc của chính họ, nhưng các con số trên là tương tự với những phát hiện từ các cuộc nghiên cứu khác có sử dụng những dụng cụ quang học để đo màu tóc.
Trong quá khứ, những khác biệt đó được cho là do sở thích liên quan tới giới tính, khi nữ giới được cho là thích đàn ông tóc sậm hơn còn nam giới thích phụ nữ tóc vàng hơn.
Ngoài việc giúp hiểu rõ về mặt sinh học của màu tóc người, nghiên cứu trên còn mang đến cho giới khoa học những hiểu biết mới về các loại gene liên quan tới những căn bệnh như ung thư da.
"Các sắc tố còn hơn cả mỹ phẩm - chúng quan trọng đối với hệ miễn dịch và có vai trò trong nhiều căn bệnh. Hiểu được di truyền học có thể dẫn tới những cách trị liệu mới", Spector nói.
(Theo The Guardian)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.