»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:09:01 PM (GMT+7)

Ô nhiễm không khí gây thiệt hại lớn về sức khỏe và kinh tế

(07:53:34 AM 27/03/2018)
(Tin Môi Trường) - Theo các nhà nghiên cứu môi trường, tại Việt Nam, ô nhiễm không khí khiến 1,5 triệu người mắc bệnh và gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm. Với những thiệt hại này, cần có giải pháp thiết thực để hạn chế những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nhất là tại thành phố đông dân và có quá trình đô thị hóa cao như Thành phố Hồ Chí Minh.

Ô[-]nhiễm[-]không[-]khí[-]gây[-]thiệt[-]hại[-]lớn[-]về[-]sức[-]khỏe[-]và[-]kinh[-]tế[-]

Ảnh minh hoạ: IE

 
* Tử vong tăng do ô nhiễm không khí 
 
Đánh giá về thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra, Tiến sĩ Lê Việt Phú, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết: Kết quả nghiên cứu cụ thể của dịch tễ học từ các tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới cho thấy ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới (5,5 triệu người trong năm 2013). Tại Việt Nam, tỷ lệ người chết vì ô nhiễm không khí vào năm 2013 gấp 3 đến 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông, đồng thời trong năm 2013, thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí có thể lên đến trên 10 tỉ đôla. Trong hơn 20 năm qua, ô nhiễm không khí tại Việt Nam luôn tăng và có thể nhận thấy xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Số người tử vong do ô nhiễm không khí có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí cao hơn so với hiện nay vào năm 2035. 
 
Trong khi đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Quốc Bằng, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí khiến khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mỗi năm. Nghiên cứu gần đây liên quan giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe chỉ ra rằng hơn 90% trẻ em dưới 5 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh mắc các bệnh về đường hô hấp. 
 
Kết quả đo đạc chất lượng không khí của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, nồng độ khí CO, CO2, NO2, bụi lơ lửng PM10 hiện có xu hướng tăng ở một số trạm đo tại khu vực An Sương, Phú Lâm, Cát Lái, Hàng Xanh. 
 
* Ba nguồn phát sinh ô nhiễm 
 
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn phát sinh ô nhiễm không khí của thành phố chủ yếu từ 3 loại chính bao gồm ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông, cuộc sống đô thị và hoạt động công nghiệp. Thành phố hiện có khoảng 8,5 triệu xe máy tham gia giao thông trên đường phố. Trong đó, nhiều phương tiện cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành, bảo dưỡng định kỳ. Đặc biệt, nhiều phương tiện cũ đã quá hạn sử dụng; xe tự chế vẫn tham gia giao thông. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tham gia giao thông, mà còn gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng không khí của thành phố, nguy cơ gây tác động lâu dài đến chất lượng cuộc sống của người dân thành phố. 
 
Thành phố Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn xây dựng cải tạo, chỉnh trang đô thị vì vậy các hoạt động xây dựng diễn ra nhiều nơi trong thành phố và hầu như hoạt động cả ngày. Các hoạt động phá dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu, xây dựng, các thiết bị máy móc phục vụ hoạt động xây dựng… cũng gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Các hoạt động dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, vui chơi, thương mại... đều phát sinh ô nhiễm không khí, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. 
 
Ngoài ra do vị trí của thành phố nằm giữa khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là những tỉnh đang có tốc độ phát triển khá cao nên có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng không khí của thành phố. 
 
* Kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng không khí 
 
Về giải pháp giảm ô nhiễm không khí, Tiến sĩ Lê Việt Phú, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam đề xuất, cần đưa thêm những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng không khí, nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng không khí. Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để gửi thông tin cho người dân sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao. Thực hiện đa dạng hóa trong đầu tư về sản xuất năng lượng, chuyển đổi qua những dạng năng lượng khác ngoài năng lượng từ đốt than; tăng cường khuyến khích sử dụng những nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng và những dự án giao thông công cộng. 
 
Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Quốc Bằng đề xuất giải pháp kiểm tra khí thải xe gắn máy, loại bỏ xe gây ô nhiễm, kiểm soát nguồn khí thải từ các nhà máy phát sinh khí thải ô nhiễm với lưu lượng lớn, giảm kẹt xe. Về lâu dài cần thực hiện quy hoạch và phân vùng xả thải khí thải phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Quy định định mức xả thải khí thải từng nhà máy lớn, giảm xe cá nhân sử dụng năng lượng hóa thạch. Thành phố Hồ Chí Minh cần kiểm soát phát thải khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiến tới xây dựng các định mức phát thải khí thải, giấy phép xả thải khí thải mỗi cơ sở sản xuất có nguồn phát thải lớn. Thành phố cần tiến hành một nghiên cứu toàn diện về khả năng tiếp nhận xả thải khí thải từng khu vực của thành phố, kết quả này sẽ làm cơ sở cho quy hoạch kinh tế - xã hội của thành phố, khu nào nên phát triển công nghiệp, khu nào nên phát triển khu dân cư. 
 
Ở góc độ cơ quan quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện giải pháp tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng như xe buýt, metro, sử dụng nhiên liệu xăng sinh học thay thế nhiên liệu truyền thống. Thành phố cũng đưa việc giáo dục môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng vào các cấp học với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi. Thành phố tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe của người dân như sử dụng kính, khẩu trang phù hợp khi tham gia giao thông hoặc khi đến các khu vực ô nhiễm, chọn thời gian di chuyển, chọn các tuyến đường đi phù hợp nhằm giãn mật độ giao thông, tránh các tác động của ô nhiễm không khí. 
 
Thành phố cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm của các cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cũng như trong hoạt động xây dựng; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và các hình thức xử lý tạm thời như đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động, buộc di dời trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra giám sát các nguồn thải mà đặc biệt là các nguồn thải lớn; thực hiện mở rộng, hiện đại hóa, tự động hóa mạng lưới quan trắc môi trường không khí, đảm bảo yêu cầu theo dõi, đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí, xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường không khí. 
 
Thành phố cũng đang có kế hoạch triển khai các biện pháp hạn chế lưu thông đối với các phương tiện giao thông cá nhân và đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng (tăng số lượng, số tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ) phù hợp với quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Thành phố khuyến khích sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường thay thế nhiên liệu truyền thống trong hoạt động giao thông vận tải. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các biện pháp về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công công trình; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công các công trình xây dựng trên địa bàn .
 
Nguyễn Xuân Dự
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ô nhiễm không khí gây thiệt hại lớn về sức khỏe và kinh tế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI