Những sai lầm phổ biến khi giữ ấm cơ thể hủy hoại sức khỏe
(14:34:31 PM 14/02/2015)Trang gmw.cn chỉ ra 6 sai lầm thường mắc phải khi giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông.
1. Đóng chặt cửa sổ
Mùa đông giá lạnh, nhiều người thích đóng kín các cửa trong nhà, cho rằng làm như vậy giúp giữ ấm. Kỳ thực không phải vậy. Trong quá trình trao đổi chất cơ thể sản sinh ra hơn 500 loại hóa chất, có tới 149 loại thoát ra từ đường hô hấp. Trong không khí có một lượng lớn vi khuẩn, virus, carbon dioxide và bụi bặm, dễ khiến người bị cảm mạo, ho, vì vậy nên thường xuyên mở cửa sổ để giữ cho không khí trong lành.
2. Trùm chăn kín đầu
Cũng giống với lý thuyết nêu trên, trùm kín chăn lên đầu khi ngủ còn có hại cho cơ thể hơn cả việc đóng kín cửa sổ. Một số người có thói quen trùm chăn kín mít khi ngủ, về mặt cảm giác tạm thời có thể thấy ấm hơn chút. Nhưng thực ra, lượng Oxi trong chăn sẽ ngày càng ít đi, cacbonic và các khí bẩn tích tụ nhiều hơn, vì vậy sau khi trùm chăn kín đầu ngủ, bạn thường sẽ cảm thấy chếnh choáng, toàn thân mệt mỏi mất sức.
3. Rửa mặt bằng nước nóng
Mùa đông nhiệt độ của nước thấp, các bạn nữ sợ lạnh thường chọn rửa mặt bằng nước nóng, nhưng làm như vậy dễ gây tổn thương cho da. Mùa đông, do kích thích của không khí lạnh, các tuyến mồ hôi và mao mạch trên mặt đều co lại, khi gặp phải nước nóng sẽ nhanh chóng dãn ra, nhưng sau khi nhiệt lượng tản đi hết, sẽ lại khôi phục lại trạng thái ở nhiệt độ thấp. Mao mạch giãn nở và co lại liên tục như vậy, dễ khiến người ta cảm giác da mặt căng và khô, còn khiến da bạn dễ xuất hiện nếp nhăn.
4. Uống cà phê
Nếu bạn muốn uống cà phê để làm ấm cơ thể là hành động sai lầm. Trên thực tế, nguyên liệu làm cà phê là loại thực vật được sản xuất ở phương Nam, có tính âm, làm giảm nhiệt độ cơ thể người. Hơn nữa, hàm lượng caffeine quá nhiều chứa trong cà phê do cản trở sự hấp thu carbohydrate, từ đó dẫn tới làm suy giảm trao đổi chất của cơ thể, khiến việc tay chân lạnh giá nghiêm trọng hơn.
5. Mặc quần áo bó
Không ít nữ giới coi những bộ nội y bó sát là công cụ quan trọng để giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu mặc quần áo bó thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, khiến ngực không thể mở hết cỡ, mô phổi do rối loạn tuần hoàn không thể căng triển hết cỡ, lượng không khí hít vào giảm đi, dẫn tới ảnh hưởng tới lượng oxi cung ứng toàn cơ thể, ngược lại sẽ làm gia tăng mức độ giá buốt của chân tay. Thêm vào đó, quần áo quá chặt sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của cơ thể, từ đó đem lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.
6. Dùng chăn điện khi ngủ
Giữ ấm khi ngủ sâu rất quan trọng. Mặc dù vậy loại chăn điện làm ấm toàn thân sẽ khiến cơ thể sinh ỷ lại, dẫn tới năng lực tự sản sinh nhiệt của cơ thể giảm đi. So với chăn điện, túi chườm nóng là lựa chọn tốt hơn cho bạn. Do túi chườm nóng sau khi điều chỉnh việc vận hành máu của cơ thể đến trạng thái tốt nhất sẽ giảm nhiệt độ, không gây tổn hại đến năng lực tự sản sinh nhiệt của cơ thể người.
Lưu ý giữ ấm vào mùa đông
Ăn uống hợp lý: Ăn nhiều thịt dê, thịt chó, thịt bò và các thực phẩm ôn tính khác; lạc và các thứ hạt khác cũng có thể giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng, thúc đẩy tuần hoàn máu; cũng có thể sử dụng một số loại thuốc Đông y giúp cơ thể khỏe mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ, như nhân sâm, nhung hươu, sữa ong chúa, v.v, tăng cường khả nặng chịu lạnh của cơ thể.
Giữ ấm chống rét: Chọn các đồ giữ ấm phù hợp, giày và tất, găng nên chọn loại rộng rãi, chất liệu thoáng, và giữ cho khô ráo, sạch sẽ. Đặc biệt nên giữ ấm các khớp, nếu để khí lạnh vào dễ bị phong thấp. Không mặc quần áo quá chật sẽ gây rối loạn tuần hoàn máu.
Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ: Mỗi tối trước khi ngủ có thể ngâm chân với nước nóng, cho thêm vài lát gừng, ngâm 15-20 phút, có thể đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, tiêu trừ mệt mỏi, giúp ngủ ngon.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.