»

Thứ hai, 04/11/2024, 18:00:56 PM (GMT+7)

Những loài hoa "tử thần" ở Việt Nam Tin ảnh

(08:08:15 AM 02/07/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Những loài hoa này vốn khá gần gũi với người Việt mà không phải ai cũng biết nó rất độc hại và có thể là "hung thủ" giết người.

 

Dưới đây là một số loài hoa mệnh danh hoa "tử thần" ở Việt Nam:

Hoa trúc đào
F
 

Hoa trúc đào độc đến mức chỉ cần uống nguồn nước mà loài hoa này rụng xuống cũng có thể gây ra vấn đề về sức khỏe.

Nếu nuốt phải cánh hoa, ngộ độc nhẹ bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể loạn nhịp tim, mất kiểm soát cơ thể, hôn mê dẫn đến tử vong nếu không xử lý kịp thời.

Tuy nhiên đa số người dân Việt Nam đều không biết về độc tính của loài cây này. Được biết, tại TP HCM, cây trúc đào đứng đầu trong danh mục các loại cây cực độc mà UBND thành phố cấm trồng trên đường phố.

Hoa loa kèn
F
 

Hoa loa kèn, mọc nhiều ở khu vực Đà Lạt, có tên khoa học là Angel’s trumpet là loại hoa cực độc.
 
Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn.

Tú cầu
DF
 

Là loại hoa được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá của tú cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside.

Chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp. Sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê.
 
Thiên điểu


Thiên điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, nó là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh “chim thiên đường” này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa.

Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ có cảm giác thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn.

Đỗ quyên
 

Độc tố trong cánh hoa: gồm andromedotoxin và arbutin glucoside. Ngoài ra, loại hoa này còn được cảnh báo rất nguy hiểm vì tất cả các bộ phận khác của nó đều chứa chất độc. Do đó, nếu quyết định, trồng loại hoa này trang trí, bạn cần cẩn thận, không để trẻ nhỏ và vật nuôi tiếp xúc với hoa.

Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc hoa đỗ quyên là buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi, ói mửa. Ngoài ra, người bị ngộ độc hoa còn có thể bị mất cân bằng, say sẩm do chóng mặt.

Lục bình
g
 

Tất cả các bộ phận của cây đều có độc, gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

Tulip
;
 

Tuy hoa tulip rất đẹp nhưng củ cây của hoa Tulip có chất Tulipene. Khi ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

Ngoài các loài hoa kể trên, hoa ngô đồng, hoa hồng môn, dạ lan, ngoắt nghéo, anh thảo, thơm ổi... cũng được liệt vào danh sách các loài hoa "tử thần" ở Việt Nam.
(Theo ĐVO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những loài hoa "tử thần" ở Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI